Số tiền lừa đảo từ các hình thức phạm tội liên quan đến bitcoin và tiền điện tử đã đạt 4,3 tỷ đô la vào năm 2019, theo Chainalysis và Tạp chí Phố Wall, một con số lớn hơn so với hai năm trước đó cộng lại. Tổng trong năm 2017 và 2018, số tiền từ chương trình và hoạt động lừa đảo bitcoin là 3 tỷ đô la.
Các chương trình này rất phong phú, với 90 phần trăm số tiền được chuyển đến từ chỉ sáu loại hình lừa đảo phổ biến. Cách thức hoạt động của loại lừa đảo này là các nạn nhân được yêu cầu mua vào lượng bitcoin cực lớn với lời hứa hẹn rằng việc mua sẽ mang lại kết quả cho họ và thu nhập của họ sẽ được cộng lãi với mức tăng gấp vài chục lần.
Tham vọng làm giàu khiến nhiều người đầu tư bitcoin bị lừa đảo toàn bộ số tiền (Nguồn: WSJ)
Theo Christopher Janczewski, nhân viên Sở Thuế vụ Mỹ chuyên điều tra các vụ án hình sự liên quan đến tiền điện tử, cho biết chính sự ngây thơ và kém hiểu biết của người mua đã tiếp tay cho các hành vi gian lận.
Cách thức hoạt động của hình thức lừa đảo gần đây đều có liên quan đến sàn giao dịch PlusToken, trong đó các nạn nhân được yêu cầu mua số lượng tiền điện tử rất lớn cùng lời hứa hẹn rằng việc mua sẽ mang lại kết quả rất lớn cho họ với số tiền lãi gấp vài chục lần.
Seo Jin-ho, người điều hành môt công ty lữ hành tại Hàn Quốc, vốn không quan tâm đến các dự án đầu tư với lợi nhuận quá béo bở cho đến khi một đồng nghiệp giới thiệu cho ông này về PlusToken, một nền tảng giao dịch Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.
Theo lời ông Seo, người đồng nghiệp này luôn kiên trì gạ gẫm ông tham gia vào năm 2019 và khẳng định rằng ông sẽ kiếm được 10% mỗi tháng. Sau nhiều lần nói chuyện, vị giám đốc này đã tin người đồng nghiệp và quyết định mua 860 USD tiền điện tử trên nền tảng PlusToken.
Số tiền đổ vào để mua tiền ảo gia tăng nhanh chóng. Chưa đầy năm tháng, ông Seo đã chi 86.000 USD để mua tiền điện tử, nhưng mới chỉ rút ra được 500 USD. Ông Seo từng có suy nghĩ rằng “gửi tiền trong ngân hàng chẳng đáng gì”. Ông đã tham gia các cuộc hội nghị của PlusToken rồi lại rủ bạn bè cùng tham gia.
Đến tháng 6/2019, chính quyền Trung Quốc kết luận PlusToken là hình thức lừa đảo kiểu Ponzi, bắt giữ sáu công dân Trung Quốc được cho là đang điều hành nền tảng này. Nền tảng này đã ngừng hoạt động sau đó và mọi người không thể rút được tiền. Ông Seo và vô số các nạn nhân khác mất quyền truy cập vào tài khoản. Trong khi đó, nhà chức trách ở Trung Quốc từ chối bình luận.
PlusToken đã thu hút các nhà đầu tư chủ yếu ở Hàn Quốc và Trung Quốc vào năm 2018 và nửa đầu năm 2019. Chainalysis cho biết PlusToken đã thu về ít nhất 2 tỷ USD.
Công ty Chainalysis cho biết khoảng 180.000 Bitcoin, 6,4 triệu Ether và 110.000 Tether được chuyển đến ví PlusToken. Tính giá tại các thời điểm mà nhà đầu tư gửi tiền, khoản đầu tư đã tăng thêm tới 2 tỷ USD.
“Kể từ khi bitcoin được giới thiệu từ hơn một thập kỷ trước, tiền điện tử đã trở nên phổ biến và nhiều người bị cuốn hút vào nó như một cách tiềm năng để làm giàu. Những tên tội phạm thực hiện âm mưu lừa đảo và Ponzi nắm sự ngây ngô và tham vọng đó để có được số tiền của bị hại”, theo Christopher Janczewski.
Không còn làm mưa làm gió như cách đây vài năm, song đồng tiền kỹ thuật số- tiền ảo vẫn là kênh đầu tư mà nhiều người...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.