Bên cạnh đó còn quy định tuổi phụ nữ lấy chồng là 14, và phụ nữ không còn được quyền đi làm, học tập.
|
Đàn ông Ai Cập sẽ được "ngủ" với vợ chết ? |
Luật "giao hợp lần cuối" với vợ chết nổi lên từ tháng 5.2011, khi giáo sĩ Zamzami Abdul Bari người Morocco nói hôn nhân vẫn còn giá trị cả sau khi chết. Ông còn nói phụ nữ có quyền quan hệ tình dục với chồng chết. Cách đây hai năm, ông cũng gây tranh cãi ở Morocco khi nói phụ nữ mang thai nên được phép uống rượu.
Xem ra các nghị sĩ Ai Cập "nhiễm" chuyện "ngủ lần cuối với vợ chết". Các luật này khiến Hội đồng quốc gia vì phụ nữ Ai Cập (NCW) bức xúc. Họ đề nghị quốc hội không thông qua Tiến sĩ Mervat al-Talawi là thủ lĩnh NCW đã viết thư bày tỏ sự lo ngại tới chủ tịch quốc hội là tiến sĩ Saad al-Katatni.
Bà nêu những nỗi khổ của phụ nữ nhất là sau cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hồi tháng 2.2011. Theo nhà bình luận Amro Samea của báo "Al-Ahram" bà Talawi kêu gọi quốc hội không nên thông qua luật hủy quyền học tập-lao động của phụ nữ vốn diễn giải theo tín ngưỡng đạo Hồi.
Ông viết: "Talawi nêu luật đặt ngoài lề và hạ thấp phẩm cách phụ nữ, đồng thời tác động xấu đến sự phát triển nhân lực của đất nước, vì phụ nữ chiếm một nửa dân số".
Nhà bình luận truyền hình Jaber al-Qarmouty cũng phản đối: "Vấn đề rất nghiêm trọng. Liệu ban soạn thảo Hiến pháp Ai Cập có thể tranh luận chuyện này ? Thật không thể tin được. Thật là thảm họa khi cho người chồng cái quyền đó".
Hiện nhiều nghị sĩ Ai Cập bị cáo buộc chống nữ quyền. Họ muốn hủy nhiều luật ủng hộ nữ quyền, nhất là luật Khula cho phép người vợ có quyền đâm đơn ly dị đơn phương nếu cuộc hôn nhân không hạnh phúc hoặc bị ngược đãi (đàn ông thì có quyền kết thúc cuộc hôn nhân). Trước khi có luật này, một người phụ nữ phải mất khoảng 15 năm mới được tòa án cho phép ly dị.
Nhưng các nghị sĩ theo đạo Hồi nói các luật này "nhằm phá hỏng các gia đình" và 10 năm trước nó được thông qua chỉ để làm vui lòng cựu đệ nhất phu nhân Suzanne Mubarak, người rất muốn phụ nữ hưởng tất cả các quyền. Nhưng việc quốc hội "tấn công" quyền lợi của phụ nữ đã khiến các tổ chức phụ nữ chỉ trích, cáo buộc các nghị sĩ muốn hủy diệt chút quyền lợi nhỏ nhoi sau nhiều năm đấu tranh có tổ chức của phụ nữ.
Theo Thế giới & hội nhập
Vui lòng nhập nội dung bình luận.