Lực lượng tên lửa pháo binh của Nga khiến Mỹ-NATO phải run sợ

Minh Nhật (theo NI) Thứ năm, ngày 30/12/2021 07:00 AM (GMT+7)
Trong lịch sử, các hệ thống tên lửa pháo binh của Nga nổi tiếng mạnh mẽ đáng gờm khiến kẻ thù nào cũng khiếp sợ. Bất kỳ quốc gia, lực lượng ủy thác nào có xung đột với Nga ở hiện tại hay tương lai gần chắc chắn sẽ phải nhận những quả tên lửa pháo chết người của Nga, theo National Interest.
Bình luận 0
Lực lượng tên lửa pháo binh của Nga khiến Mỹ-NATO phải run sợ  - Ảnh 1.

Lực lượng tên lửa pháo binh của Nga vô cùng dũng mãnh. Ảnh NI.

Từ Syria đến Crimea, một loại vũ khí đã đồng hành cùng các lực lượng mặt đất của Nga cả trong lẫn ngoài nước đó là: Tên lửa pháo binh. Trọng lượng nhẹ và có khả năng vươn lớn lãnh thổ của kẻ thù trong phạm vi rộng gần, tên lửa pháo binh của Nga thường phát ra những tiếng vang đáng sợ khi chúng lao về phía mục tiêu.

Việc Nga sử dụng tên lửa pháo binh làm vũ khí tấn công kẻ thù đã có lịch sử gần một trăm năm trước.

Theo National Interest, việc nghiên cứu tên lửa bắt đầu trong những năm 1930 trên thế giới đã thúc đẩy các kỹ sư Liên Xô xem tên lửa như một loại vũ khí. Đến năm 1931, Liên Xô đã phát triển tên lửa không đối không RS-132 nhưng vào thời khởi đầu đó, tên lửa RS-132 hoặc RS-82 của Liên Xô vẫn còn kém chính xác do không được trang bị ống dẫn hướng bay.

Lực lượng tên lửa pháo binh của Nga khiến Mỹ-NATO phải run sợ  - Ảnh 2.

BM-13 Katyusha diễu binh mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ngày 24/6/1945. Ảnh IT

Năm 1938, Liên Xô giới thiệu hệ thống phóng tên lửa đa năng BM-13 Katyusha. Thoạt nhìn, nó là một thiết bị phóng tên lửa đơn giản được gắn trên xe tải. Nhưng khi nó bắn đi một loạt đạn, tất cả mọi người đều kinh ngạc trước sức mạnh hủy diệt của nó. Katyusha đã trở thành nỗi ám ảnh của Đức Quốc xã trong suốt thế chiến II.

Katyusha có độ chính xác thấp hơn pháo truyền thống, nhưng khá hiệu quả trong việc oanh tạc và làm cho lính Đức rất sợ hãi. Một đợt bắn BM-13, chỉ mất từ 7 tới 10 giây, phóng đi tới 4,35 tấn thuốc nổ tới khu vực rộng 4 hecta. Các khẩu đội Katyusha thường tập trung với số lượng lớn để gây sốc cho địch quân. Điểm bất lợi là thời gian nạp đạn cho bệ phóng Katyusha khá lâu, trong khi pháo truyền thống có thể duy trì tần suất bắn liên tục.

Nhưng không giống như những khẩu pháo truyền thống, BM-13 linh hoạt hơn, có thể nhanh chóng di chuyển sau khi phóng hỏa lực. Các tên lửa Katyusha cũng được thiết kế với tính năng giấu dấu vết, vì vậy quân địch thường không thể xác định được vị trí của bệ phóng để tấn công ngược lại.

Sức mạnh hủy diệt của Katyusha đến mức gây hoảng loạn đối với kẻ thù chủ yếu do hệ thống này có thể đẩy đi hàng tấn thuốc nổ chỉ trong vài giây và bao trùm một khu vực rộng lớn. Hỏa lực của thứ vũ khí này có thể so sánh với hỏa lực của 70 khẩu pháo hạng nặng cộng lại.

"Có nhiều tình huống con người ta sợ phát điên bởi hỏa lực rocket của Liên Xô”, một tù binh Đức thú nhận sau khi bị Hồng quân bắt giữ vào năm 1941.

Liên Xô tiếp tục củng cố tên lửa pháo binh trong thời kỳ hậu chiến. Trong Chiến tranh Lạnh, hệ thống pháo phản lực chính của Liên Xô là BM-21 Grad (Hail). Grad bao gồm 40 ống tên lửa 122mm trên một chiếc xe tải Ural-375D. Hơn 11 nghìn chiếc Grads đã được chế tạo, không chỉ phục vụ trong quân đội Liên Xô mà còn được xuất khẩu rộng rãi sang các nước đồng minh và khách hàng của Liên Xô trên toàn thế giới.

Grad có nhiều cải tiến so với các phiên bản tiền nhiệm thời chiến. Cơ cấu khóa thủy lực cho mảng ống phóng và bản thân xe tải cũng giúp tăng độ ổn định và độ chính xác của nó.

Giống như nòng súng trường, các ống phóng của BM-21 có dạng xoắn xoắn ốc để truyền lực ổn định cho tên lửa, đồng thời tăng độ chính xác. Các ống này có thể đi ngang theo phương thẳng đứng lên tới 50 độ, giúp tên lửa có tầm bắn lên tới 20km.

Nhiều loại tên lửa mới đã được phát triển cho Grad. Đầu đạn phổ biến nhất là 9M22U, mang đầu đạn có sức nổ cao gấp 3 lần BM-13.

Trong những năm 1960, Liên Xô bắt đầu thiết kế các tên lửa lớn hơn, như Uragan dựa trên khung gầm xe tải ZIL-135 8 × 8. Uragan mang theo 16 tên lửa 220 mm với tầm bắn lên tới 34km.

Ngoài các loại đầu đạn có sẵn cho BM-21, Urugan còn có tên lửa chống tăng và tên lửa nhiệt áp. Tên lửa nhiệt áp phát tán một đám mây nhiên liệu dễ cháy sau đó được kích nổ, tạo ra một vụ nổ nhiệt cực kỳ nguy hiểm cho quân địch ở ngoài trời và trong công sự. Một chiếc Uragan phóng 16 tên lửa có thể hủy diệt 43 héc ta.

Nga còn có một hệ thống tên lửa di động lớn hơn là BM-30 Smerch, có thể bắn 12 tên lửa đến phạm vi tối đa là 90km. Smerch cũng là hệ thống duy nhất có thể phóng một máy bay không người lái được triển khai tên lửa, máy bay không người lái do thám 9M534.

Đặc biệt, một trong những hệ thống tên lửa khác thường và chết người nhất của Liên Xô (và sau này là Nga) là “súng phun lửa” TOS-1A - vũ khí được mệnh danh là có độ chính xác và uy lực chỉ sau vũ khí nguyên tử.

Lực lượng tên lửa pháo binh của Nga khiến Mỹ-NATO phải run sợ  - Ảnh 3.

Hỏa thần nhiệt áp TOS-1A của Nga mạnh gần bằng vũ khí hạt nhân. Ảnh IT

Không giống như các hệ thống tên lửa trước đó, TOS-1A được thiết kế để sử dụng trong vai trò khai hỏa trực tiếp, bắn 24 quả tên lửa 220mm vào các mục tiêu mà người điều khiển thực sự có thể nhìn thấy. Là vũ khí ngắm đường thẳng, TOS-1A thay thế các đơn vị súng phun lửa và đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với đầu đạn nhiệt áp.

Áp suất do vụ nổ TOS-1A tạo ra lên tới 300.000 kgp/m2, gấp nhiều lần uy lực so với các loại bom đạn thông thường. Các nạn nhân ở gần tâm bán kính vụ nổ TOS-1A ngoài nguyên nhân tử vong do sức nóng và áp lực của bom đạn, áp suất quá cao còn gây những chấn thương đặc biệt nghiêm trọng như gãy xương, vỡ màng nhĩ và phá hủy nội tạng. Nó cũng rút hết không khí ra khỏi phổi của nạn nhân, dẫn đến tử vong do ngạt thở.

Đặc biệt, TOS-1A có thể tránh được hầu hết đạn pháo từ các hệ thống chống tăng của địch. Hệ thống này còn được trang bị máy tính điều khiển tên lửa đạn đạo cải tiến, có khả năng phóng tên lửa nặng hơn 90kg và số lượng ống phóng là 24 ống, đặc biệt hiệu nghiệm trong các chiến dịch xuyên phá mục tiêu boongke kiên cố.

Tạp chí chuyên về vũ khí quân sự Jane’s của Mỹ từng tuyên bố TOS-1A là "địa ngục trần gian", có thể gieo rắc kinh hoàng cho bất cứ kẻ thù nào.

Grad và TOS-1A hiện cũng đã được sử dụng bởi quân đội Syria và Nga trong cuộc xung đột ở Syria.

The National Interest, bất kỳ lực lượng nào có xung đột với Moscow, hoặc các quốc gia ủy nhiệm của họ, hiện nay hoặc trong tương lai gần, đều nên biết sợ những quả tên lửa chết người của Nga.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem