Lưu Bị thực sự có một người con trai xứng danh "Chiến thần Tam Quốc", đó là ai?

Thứ sáu, ngày 03/09/2021 08:10 AM (GMT+7)
Lưu Bị (161 – 223) là Hoàng đế khai quốc của nước Thục Hán. Nhắc đến con trai Lưu Bị, có lẽ chúng ta chỉ biết đến Hậu chủ Lưu Thiện, tuy nhiên trên thực tế, ông còn một người con trai khác vô cùng tài năng, xứng đáng với danh xưng "Chiến thần".
Bình luận 0

Nói đến con cháu của Lưu Bị, có lẽ ai cũng chỉ biết Lưu Thiện, con của vị quân chủ và người thiếp Cam phu nhân. Lưu Bị quả thực rất cưng chiều đứa bé này. Năm 219, ông làm lễ xưng là Hán Trung vương, cho lập Lưu Thiện làm Vương thái tử. Lưu Thiện được nhiều nhà sử học đánh giá rằng là một vị vua bất tài, dù được thừa hưởng giang sơn từ cha để lại, cộng thêm sự trợ giúp của Khổng Minh tiên sinh, Lưu Thiện vẫn để mất nước vào tay dòng họ Tư Mã.

Ở một khía cạnh khác, nếu tìm hiểu kĩ hơn về thời kỳ Tam Quốc, sẽ còn nhiều điều làm chúng ta bất ngờ. Hóa ra Lưu Thiện không phải là con trai duy nhất của Lưu Bị. Thuở hàn vi Lưu Bị còn có một người con trai chính trực, được xưng là "Chiến thần" thời Tam Quốc, thậm chí dũng mãnh đến mức Gia Cát Lượng cũng phải khuyên Lưu Bị nên giết ông để trừ hậu họa.

"Chiến thần" thời Tam Quốc

Lưu Bị thực sự có một người con trai xứng danh "Chiến thần Tam Quốc", đó là ai? - Ảnh 1.

Lưu Phong là con nuôi của Lưu Bị, sở hữu sức mạnh cùng tài năng quân sự trác tuyệt. Ảnh: Sohu

Người con trai này của Lưu Bị tên Lưu Phong. Thời đó, Lưu Bị đã ngoài 40, đầu gối tay ấp vẫn không có con, trong xã hội phong kiến xưa, việc không có con là một sự bất hiếu với tổ tiên, chưa nói đến địa vị cao quý của Lưu Bị. Vì vậy khi về Kinh Châu với Lưu Biểu, ông đã nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Đứa trẻ đó vốn có tên là Khấu Phong, mẹ ông họ Lưu, dòng dõi hoàng tộc nhà Hán, em gái Lưu Bật, quan trấn thủ Phàn Thành, người quận Trường Sa.

Sau khi đứa trẻ được nhận nuôi, cậu đổi tên là Lưu Phong, Lưu Bị rất yêu quý và trau dồi cho cậu các kỹ năng khác nhau từ khi còn nhỏ. Lưu Phong thể hiện là người rất có khiếu về võ công. Sau này, ngoài những môn võ lực, ông cũng rèn luyện thêm về nghệ thuật binh pháp. Chẳng bao lâu Lưu Phong đã có thể dẫn dắt binh lính trong vô số trận chiến, trở thành một vị tướng mạnh mẽ. Ông lập nhiều chiến công hiển hách, trở thành cánh tay đắc lực của Lưu Bị.

Năm 214, ông theo Trương Phi, Triệu Vân vào Ích châu giúp Lưu Bị đánh Lưu Chương. Do tham gia chiến trận có công, Lưu Phong được phong làm Phó quân trung lang tướng. Sau đó, Lưu Phong theo lệnh Lưu Bị mang quân từ Hán Trung men theo sông Hán Thủy thuận dòng đến quận Thượng Dung hội binh với Mạnh Đạt cùng đánh Thái thú Thân Đam của Lưu Chương. Lưu Phong được giao làm tổng chỉ huy. Thân Đam đầu hàng, Lưu Phong được Lưu Bị phong làm Phó quân tướng quân, trấn thủ quận Phòng Lăng (mới đặt thuộc Kinh châu, giáp Ích châu).

Vốn dĩ là một nhân tài kiệt xuất như vậy, hẳn là ứng cử viên duy nhất kế thừa đại nghiệp, nhưng sau đó, Lưu Phong lại mắc phải sai lầm không thể cứu vãn được.

Sai lầm của Lưu Phong

Lưu Bị thực sự có một người con trai xứng danh "Chiến thần Tam Quốc", đó là ai? - Ảnh 2.

Vì những sai lầm của mình, Lưu Phong bị cha nuôi xử tử. Ảnh: Sohu

Năm 219, Quan Vũ mang quân từ Kinh châu lên phía bắc đánh tướng Ngụy là Tào Nhân ở Tương Dương-Phàn Thành, đề nghị Lưu Phong và Mạnh Đạt xuất quân trợ chiến. Nhưng cả Lưu Phong và Mạnh Đạt đều lấy lý do quận mình trấn trị trong vùng núi còn nhiều người chưa quy phục nên không ai chịu ra quân.

Sau đó Quan Vũ bị Lã Mông đánh úp sau lưng, Từ Hoảng đánh bại ở Phàn Thành, phải giải vây Phàn Thành bỏ chạy. Vì những xích mích với Lưu Phong và Mạnh Đạt, Quan Vũ không dám chạy về phía Thượng Dung, Phòng Lăng nên cùng đường phải chạy về phía nam ra Mạch Thành. Trong khi Quan Vũ chờ đợi viện binh thì Mạnh Đạt và Lưu Phong án binh không đến cứu, kết quả bị quân Ngô bắt giết. Lưu Phong không hiệp trợ Quan Vũ, việc này đã khiến Lưu Bị rất căm giận ông.

Mạnh Đạt sợ Lưu Bị truy cứu trách nhiệm để mất Kinh châu và Quan Vũ, bèn quay sang hàng Tào Ngụy. Thân Đam ở quận Thượng Dung, Thân Nghi ở quận Tây Thành cũng hàng Ngụy. Lưu Phong không theo hai người, bị Thân Đam mang quân tới đánh. Lưu Phong thua trận bỏ chạy về Thành Đô. Lưu Bị lập tức bắt giữ ông.

Mặc dù vậy, Lưu Phong lại dựa vào thành tích xuất sắc và sự kiêu căng của mình mà không xem xét lý do của bản thân, thay vào đó, ông quy tất cả lỗi của mình lên đầu Gia Cát Lượng, cho rằng chính Thừa tướng đã xúi giục Lưu Bị xa lánh mình và ưu ái A Đẩu.

Lưu Bị cảm thấy vô cùng bất mãn với người con nuôi. Gia Cát Lượng một mặt lại khuyên Lưu Bị nên giết ông ta, nếu không, tính phản nghịch và kiêu căng của ông ta nhất định sẽ gây ảnh hưởng đến đại cục, khiến Lưu Bị phải xử tử Lưu Phong. Một "Chiến thần Tam Quốc" đã chết như thế đấy!

Lê Phương (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem