Máy bay MH370 mất tích là bí ẩn lớn nhất ngành hàng không thế giới.
Theo Express, MH370 biến mất ngày 8.3.2014 trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Dữ liệu từ radar và vệ tinh hướng các nhà điều tra đến đâu đó ở Ấn Độ Dương, nhưng họ không biết chính xác là ở đâu.
Sử dụng dữ liệu vệ tinh, các nhà điều tra dự đoán một vài vị trí khả nghi, có thể là nơi máy bay rơi.
Ngày 4.4.2014, nhóm điều tra đưa thiết bị lặn kèm máy thu âm xuống khu vực nghi phát ra tiếng “ping” của hộp đen. Những tiếng “ping” tiếp tục được ghi nhận ở nhiều khu vực vài ngày sau đó.
Jeff Wise, tác giả cuốn “ Chiếc máy bay không ở đó”, nói: “Tàu ngầm robot được đưa xuống để chụp ảnh đáy biển với các thiết bị chuyên dụng để tìm kiếm hộp đen”.
“Đó là một thời khắc lịch sử. Vì sau nhiều tuần tiêu tốn nhiều sức lực, một tia hi vọng đã lóe lên”, Wise nói. Nhưng tiếng “ping” mà các nhà điều tra tìm kiếm phát ra ở một tần số khác, nghĩa là tàu ngầm robot đã không tìm thấy hộp đen.
Robot tự hành tìm kiếm dưới đáy biển suốt nhiều ngày nhưng không có kết quả.
Hộp đen trên máy bay chỉ phát ra tín hiệu liên tục trong khoảng 30 ngày, nên khi hết thời gian thì rõ ràng là cách tìm kiếm này đã thất bại.
“Ngày qua ngày, tàu ngầm robot tìm kiếm quanh khu vực dưới đáy đại dương mà không tìm thấy gì. Sau 21 ngày, tàu ngầm được yêu cầu rời đi. Máy bay rõ ràng không ở đó”.
Cuộc tìm kiếm dưới đáy biển lần đầu tiên đã kết thúc như vậy. Nhưng có lý do khác để các nhà điều ra ngừng tìm kiếm trên mặt nước.
Cuộc tìm kiếm trên mặt nước bằng máy bay diễn ra đồng thời với hi vọng có thể phát hiện mảnh vỡ khả nghi.
Nhưng đến ngày 28.4, phương pháp tìm kiếm này cũng kết thúc. Thủ tướng Úc khi đó là Tony Abbott nói các mảnh vỡ nếu có cũng đã ngập nước và chìm xuống biển.
“Đến thời điểm này thì rất khó để tìm thấy máy bay trên mặt nước”, ông Abbott nói. “Các mảnh vỡ đến lúc này đã ngập nước và chìm xuống đáy biển”.
Một nhà toán học nói rằng ông đã phát hiện nhiều điểm đáng nghi trong dữ liệu sóng âm ghi được lúc MH370 biến mất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.