Lý do không quân đội nào muốn đối đầu với siêu tăng M1 Abrams của Mỹ

Thanh Minh (Theo NI, Wikipedia) Thứ hai, ngày 13/03/2017 20:00 PM (GMT+7)
Uy lực của siêu tăng M1 Abrams trong các cuộc chiến của Mỹ đã trở thành trụ cột của quân đội nước này trong hơn 3 thập kỷ qua.
Bình luận 0

img

Siêu tăng M1 Abrams.

Tạp chí National Interest đánh giá, được trang bị bọc giáp, chạy bằng động cơ tuabin khí và được trang bị một khẩu pháo 120 mm, M1  Abrams đã chứng minh là một chiếc xe tăng có khả năng thích nghi, có khả năng chiến đấu từ các ngọn đồi của miền nam nước Đức đến vùng sa mạc của Iraq.

Vào cuối những năm 1960, quân đội Mỹ bắt đầu tìm kiếm một chiếc xe tăng chiến đấu mới. Dòng xe tăng M48 / M60 đã đến hồi kết thúc và quân đội mong muốn một thiết kế kết hợp các công nghệ mới, bao gồm tên lửa chống tăng.

Lầu năm góc ban đầu đã cố gắng hợp tác với Tây Đức để phát triển một chiếc xe tăng mới, MBT-70, nhưng dự án này đã bị thất bại bởi các vấn đề kỹ thuật và chi phí quá cao.

M1 đã ra đời vào đúng thời điểm lí tưởng với các công nghệ vừa mới ra đời: giáp composite, thiết bị quan sát đêm bằng hồng ngoại, thiết bị xác định khoảng cách bằng laser, máy tính đạn đạo và động cơ turbine. Những công nghệ này sau đó đã được trang bị cho xe tăng M1. Rút kinh nghiệm thất bại từ MBT-70, người Mỹ quyết định thiết kế Abram theo một hướng mới: thay vì cố gắng chế tạo loại xe tăng tốt nhất thế giới, họ chế tạo loại xe tăng tốt và có chi phí vừa phải.

Sự lựa chọn vũ khí tập trung vào 3 loại pháo chính: M68 105mm có sẵn, pháo nòng xoắn 110mm của Anh và pháo Rheinmentall 120mm nòng trơn của Đức. người Mỹ sau đó quyết định chọn pháo 105mm vì những tiến bộ trong chế tạo đạn APFSDS cho khả năng xuyên giáp cao so với nhiều loại đạn APFSDS lõi tungsten khác. Hơn nữa khi nghiên cứu pháo 120mm của Đức, người Mỹ kết luận rằng nó quá phức tạp và mắc tiền đối với tiêu chuẩn của Mĩ. Phiên bản được đơn giản hoá rẻ tiền hơn là M256 sau đó được cho ra đời cùng vài điều chỉnh trong hệ thống điều khiển hoả lực. Phiên bản M256 không ra đời kịp lúc cho sản xuất hàng loạt với xe tăng Abram.

XM1 được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 2 năm 1981 và được xếp loại tuyệt mật. Ban đầu người ta định đặt tên của tướng Geogre C. Marshall, tuy nhiên vì liên hệ đến tăng nên người ta chọn tên của tướng Creighton Abram, chỉ huy tiểu đoàn tăng của sư đoàn thiết giáp số 4. Xe tăng M1 Abram cuối cùng được sản xuất ở hai nhà máy sản xuất tăng ở Lima  và Detroit.

img

Động cơ của xe tăng Abram là động cơ AGT-1500 đa nhiên liệu kiểu turbine khí. Động cơ turbine khí nhỏ hơn và có ít bộ phận hơn và ít ồn hơn so với động cơ piston có cùng công suất. Tuy nhiên động cơ turbine khí tốn nhiều nhiên liệu hơn và toả nhiều nhiệt hơn so với động cơ piston. Các biến thể của M1Abram có tầm hoạt động (khi mang đầy nhiên liệu) trong khoảng 350–410 km, trong khi đó các loại xe tăng của Nga có tầm hoạt động trong khoảng 600–700 km. Do vậy, M1Abram đòi hỏi nhiều xe vận tải để tiếp nhiên liệu hơn so với xe tăng Nga.

Động cơ AGT-1500 có trọng lượng khoảng 3,855 kg. Có thể thay thế các phần riêng rẽ của hệ thống động cơ-truyền động mà không cần phải lấy nguyên toàn bộ hệ thống ra. Thời gian để lấy toàn bộ động cơ và hệ thống truyền động tự động chỉ mất 1h(đối với M60 là 4h). Để khởi động, M1 ngốn 34 lít xăng JP-8. M1 có thể tăng tốc từ 0 lên 32 km/h trong 7s. Nguyên lý hoạt động của động cơ turbine khí là hút không khí vào trong một máy nén có áp suất cao.Tại đây, không khí được trộn với nhiên liệu và đốt cháy. Luồng hơi nóng có áp suất cao từ máy nén thổi tiếp vào trong làm xoay cánh quạt turbine, vận hành động cơ. Sau đó luồng hơi được thải một phần, một phần luồng hơi được đưa vào bộ thu hồi khí để sử dụng lại. Hệ thống bánh răng truyền động truyền lực xoay của cánh quạt vào 2 bánh xe chủ động ở sau xe. Cuối cùng, động cơ của M1 là loại không khói.

Thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập của hãng Texas Instruments cung cấp khả năng quan sát ngày và đêm độc lập (với xạ thủ) được ổn định, có thể quan sát 360 độ, tự động quét khu vực, tự động chuyển thông tin về mục tiêu cho xạ thủ và một hệ thống điều khiển hỏa lực dự phòng cho phép xa trưởng sử dụng pháo chính. Khẩu M2 của xa trưởng cũng được trang bị một kính nhắm 3X.

Với ưu tiên thiết kế hàng đầu là bảo vệ tố lái, M1 Abram là loại xe tăng được trang bị để tăng khả năng sống sót của tổ lái ngay cả khi giáp xe không cản nổi đạn của đối phương.

Như hầu hết các loại xe tăng được thiết kế vào thời chiến tranh lạnh, giáp xe tăng Abram được tập trung dày nhất ở 60 độ trước xe. Giáp của Abram là loại giáp Burlington theo tên gọi của Mỹ hay Chobham theo tên gọi của Anh. Giáp Chobham có khả năng chống đạn cao hơn nhiều so với thép thường. Đến những năm 1980, giáp xe tăng Abram được tăng cường thêm Uranium nghèo (DU) ở giữa hai lớp giáp mặt trước của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp bằng động năng. Cũng như nhiều xe tăng kiểu phương Tây khác, giáp chính ở phía trước xe tăng Abram là 100% giáp thô, không có gắn giáp phản ứng nổ (ERA). Điều này khiến cho xe có trọng lượng lớn hơn xe tăng của Nga. Trong chiến tranh vùng Vịnh, không hề thiếu những trường hợp xe tăng Mỹ bị tấn công bởi RPG và súng trường.

Đằng sau lớp giáp cứng là một lớp chống miểng làm bằng Kevlar giúp chống lại mảnh vở của giáp khi giáp bị xuyên phá.

img

Thiết bị nhắm chính của xạ thủ (GPS) được trang bị cửa đóng mở để bảo vệ trước các loại miểng pháo và đạn súng cá nhân. Phía trước tháp pháo của M1 cũng được thiết kế khá vuông vức, các khí tài quan sát được đặt lùi về sau so với mặt trước của tháp pháo giúp tăng độ an toàn cho khí tài khi mặt trước tháp pháo bị tấn công bằng đạn HE hoặc HEAT. Hai bên và phía sau tháp pháo được gắn những khung chứa hàng đôi khi cũng giúp giảm hiệu quả sát thương của các loại đạn HEAT.

Hai bên sườn xe cũng được trang bị giáp hông (skirt armor) khá dày cũng nhằm mục đích giảm hiệu quả của đạn HEAT. Tuy nhiên những biện pháp này không thể bảo vệ xe hoàn toàn trước các loại đạn, nhất là những loại đạn HEAT hiện đại, kèm thêm một thực tế là phần động cơ phía sau thân xe hoàn toàn không thể chịu được bất kì loại đạn chống tăng nào. Nhằm khắc phục nhược điểm này, gói nâng cấp TUSK đã ra đời. Nâng cấp chính bao gồm giáp ERA lắp hai bên sườn thân xe và giáp lồng ở phía sau xe.

Với những tính năng vượt trội của M1 Abrams, khi nhắc đến, không quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu. Cũng theo NationalInterest, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams nhằm đáp ứng các mối đe dọa mới. Phiên bản mới được chỉ định M1A2 SEP V4 sẽ bắt đầu nâng cấp từ năm 2020, dự định thử nghiệm trong năm 2021.

Quá trình nâng cấp xe tăng M1 Abrams là cấp thiết để đối phó với siêu tăng T-14 Armata của Nga, hay xe tăng thế hệ 3 Type-99 của Trung Quốc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem