Đó chính là lý do nhiều người cho rằng vị trí CEO mà Mark Zuckerberg nắm giữ từ ngày thành lập đến nay nên được chuyển giao cho người khác. Nhưng điều đó gần như không xảy ra ở một nơi như Facebook - nơi cổ đông hàng đầu Mark Zuckerberg không thể tự lật đổ mình. Vì sao Zuckerberg có quyền như vậy?
Mark Zuckerberg có toàn quyền kiểm soát vị trí giám đốc điều hành Facebook.
Mark Zuckerberg được xem là một CEO tuyệt vời dẫn dắt Facebook từ ngày đầu thành lập. Tất cả những gì anh ta phải làm sau sự cố bảo mật vừa qua là đưa ra lời xin lỗi và thừa nhận công ty đã sai sót trong việc bảo vệ dữ liệu người dùng.
Tuy nhiên để đưa ra lời xin lỗi này, vị CEO trẻ tuổi đã phải mất rất nhiều thời gian. Anh ta đã phải mất 5 ngày để đưa ra phản hồi về vụ bê bối Cambridge Analytica - có thể là vụ vi phạm quyền riêng tư cá nhân quan trọng nhất trong lịch sử của Facebook.
Đáng chú ý, trong bài đăng trạng thái dài gần 1.000 từ của mình về vấn đề, ông không bao giờ tỏ ra xin lỗi hoặc thậm chí sử dụng từ “xin lỗi” khi mô tả về sự cố. Anh ta cũng không giải thích tại sao Facebook không tiết lộ sự cố đến công chúng, mặc dù hãng biết rõ toàn bộ dữ liệu đã bị rò rỉ vào năm 2015.
Sau đó vài giờ, Zuckerberg mới chịu nói lời xin lỗi trên kênh truyền hình CNN và thừa nhận rằng quy định về sự riêng tư trên dịch vụ của hãng đã gặp những vấn đề. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây không phải là lần đầu tiên Facebook dính bê bối về quyền riêng tư. Chính vì vậy lời bào chữa về cách thức xử lý với vấn đề của Zuckerberg không thực sự thuyết phục, nhất là trong bối cảnh nội dung trạng thái dài dòng nhưng không chịu một lời xin lỗi.
Chính sự việc này khiến nhiều nhà đầu tư đưa ra ý kiến yêu cầu Zuckerberg từ chức để thay thế bằng người khác, những người có kinh nghiệm trong xử lý sự cố tương tự. Thế nhưng Zuckerberg vẫn có những điều khiến vị trí của anh ta không thể lung lay.
Nếu lời buộc tội đến từ người tiêu dùng và cho rằng Zuckerberg nên từ chức thì anh ta hoàn toàn có lý do giải thích về kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ các đây 2 năm bị ảnh hưởng bởi các tin tức nặc danh, vì vậy sự cố bảo mật không có tác động nhiều.
Trong khi đó, nếu đại hội cổ đông họp bàn chuyện yêu cầu Zuckerberg từ chức thì đó thực sự là một chuyện điên rồ. Bởi lẽ chính Zuckerberg đang là người điều hành và sở hữu chắc chắn vị trí làm chủ Facebook khi kiểm soát gần 60% quyền biểu quyết. Do đó, nếu có muốn thay thế Zuckerberg khỏi vị trí điều hành công ty thì chính anh ta mới có thể làm điều này. Đối với một người đã gây dựng lên một đế chế Facebook hùng mạnh, có lẽ tự sa thải mình khỏi công ty là điều ngớ ngẩn mà một con người như Zuckerberg sẽ không làm nếu ông hoàn toàn có thể đủ sức đứng ra giải quyết.
Facebook đang đối diện với vụ scandal rò rỉ thông tin người dùng nghiêm trọng, hiện đã có yêu cầu từ hội đồng quản...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.