Tối 28.1, tại Cung Hữu nghị Hà Nội đã diễn ra đêm nhạc Như tôi đã sốngg. Đêm nhạc nằm trong series chương trình tôn vinh tác giả tác phẩm của chuỗi Vàng son một thuở.
Là một trong những ca sĩ chính của chương trình nên Tùng Dương đã phải bỏ lỡ đêm Gala chào đón U23 Việt Nam để kịp giờ tới đêm nhạc nhạc Như tôi đã sống. Trên trang cá nhân anh chia sẻ: "Thật tiếc vì cả 2 chương trình đều bị xô giờ so với dự kiến lên sóng ban đầu là 7h cùng với tình hình tắc đường nên phải bỏ lỡ chương trình ở Mỹ Đình cùng chảo lửa đang cuồng nhiệt U23. Dự kiến là hát One Moment In Time để tặng các cầu thủ ... Mong mọi người thật sự thông cảm Thật sự tiếc. Ngậm ngùi" .
Tuy nhiên, đến với đêm nhạc tại Cung Hữu nghị, nam ca sĩ vẫn cháy hết mình trên sân khấu với những ca khúc về quê hương đất nước gửi tới khán giả có mặt trong khán phòng.
Suốt gần 3 tiếng đồng hồ diễn ra, đêm nhạc khiến người xem đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với câu chuyện đời thăng trầm, hiển hách như một cuốn phim sống động, không ít lần người xem cay cay khoé mắt trước những ca khúc về người lính, về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
Tác giả Nguyễn Đăng Giáp - nhân vật chính của đêm nhạc.
Hơn 20 ca khúc là những sáng tác thơ, nhạc của chính Anh hùng lao động Nguyễn Đăng Giáp, và những sáng tác của các nhạc sĩ, nhà thơ nổi tiếng với nguồn cảm hứng từ cuộc đời đầy hào hùng của người quân nhân Nguyễn Đăng Giáp.
Đêm thơ nhạc Như tôi đã sống hấp dẫn ngay từ những hình ảnh đầu tiên với cách dàn dựng theo fomat một vở nhạc kịch, chia thành 4 chương, khắc họa rõ nét từng thời kỳ, từng giai đoạn trong cuộc đời người anh hùng Nguyễn Đăng Giáp.
Trong đó, chương 1 lấy chủ đề Quê hương tuổi thơ kể lại câu chuyện một cậu bé sinh ra nơi xứ Nghệ với cảnh sắc quê hương đẹp đến nao lòng. Bài múa Nhớ về nguồn cội (nhạc Doãn Tiến, lời thơ Nguyễn Đăng Giáp), các ca khúc Ơi quê mẹ ân tình, Nghi Trường khúc hát yêu thương (Nhóm Cỏ Lạ)… thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người con Nghi Trường đối với mảnh đất địa linh nhân kiệt. Niềm tự hào về quê hương được hiển hiện rất rõ qua hình ảnh quê hương được khắc hoạ.
Đặc biệt là ca khúc Đền Diên Cờ (nhạc Doãn Tiến, thơ Mai Hồng Niên) tái hiện những lễ hội đậm chất dân gian mang nhiều ý nghĩa tâm linh, phần thể hiện của ca sĩ trở về từ Mỹ, Bảo Khánh, khiến khán giả cảm nhận được không khí hào sảng và tráng lệ của bản sắc quê hương.
Chương 2 với chủ đề Gia đình và chiến trận tái hiện hai mảng màu đối lập của cuộc đời đại tá, nhà thơ Nguyễn Đăng Giáp. Những năm tháng bình yên, tràn ngập yêu thương của tình yêu gia đình đẹp như một bức tranh được thể hiện qua các ca khúc Năm tháng tuổi thơ tôi, Mẹ tôi (Bảo Khánh), Cha tôi (Tùng Dương), Chuyện cha con (Quang Linh), Bên ngoại mẹ tôi (Thanh Thanh Hiền)…
Nam ca sĩ Tùng Dương khá nuối tiếc khi phải bỏ lỡ Gala U23 Việt Nam để tham gia đêm nhạc.
Không còn cảnh chiến tranh tàn khốc và chia ly, từ chương 3 kể chuyện người lính trở lại thời bình, họ vẫn phải chiến đấu nhưng là trên Thương trường. Người lính trong ca khúc Hành trình 9 năm (Minh Vương) đã biến những công trường từ cảnh hoang sơ, thành những công trình hoành tráng. Những ca khúc như Bản tình ca binh đoàn lính thợ (Nhóm Dòng thời gian), Bài ca người anh hùng xứ Nghệ (Nhóm Belcanto), Hành trình xích thố (Lê Anh Dũng)… đã khắc họa chân dung người anh hùng thời bình như một tượng đài đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió thương trường, rời chiến trường khốc liệt bước vào thương trường khốc liệt không thua kém.
Bên cạnh các ca khúc, phần biên đạo được dàn dựng công phu là một trong những điểm nhấn của chương trình.
Và sau cùng, chương 4 chủ đề Cảm xúc mùa thu là những suy nghĩ, chiêm nghiệm trước cuộc đời của người đại tá, doanh nhân và cũng là nghệ sĩ. Giữa những bộn bề cuộc sống, những sóng gió của cuộc đời, của thương trường, thì chính âm nhạc, những vần thơ đã giúp ông cân bằng cảm xúc cho mình. Các ca khúc Khát vọng và tình yêu Hà Nội (Thái Thùy Linh), Nốt lặng mùa thu (Lê Anh Dũng), Nốt lặng còn lại (Khánh Linh), Tình khúc mùa thu (Khánh Linh - Tùng Dương), Nắng ấm giữa mùa đông Hà Nội (Tùng Dương)… thể hiện chút tâm tư, những khoảng lặng trong cuộc đời người hùng. Những xúc cảm ấy cũng cho thấy một tình yêu quê hương đất nước trọn vẹn đối với Anh hùng lao động Nguyễn Đăng Giáp.
Và, Slim V đã như bị thôi miên khi ngồi làm liên tục 10 tiếng thông đêm để thực hiện bản nhạc. Sau khi hoàn thành phần...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.