Trần Thị Hoàng Mai- mẹ đẻ bỏ rơi từ khi 6 tháng tuổi, vắt vẻo như miếng giẻ trên lưng bố- một người bán vé số dạo, bị hãm hiếp, rồi bị mẹ đẻ bắt ép cô phải đi làm tiếp viên nhà hàng, nghiện hút, AIDS, đứa con dứt ruột đẻ ra không được nuôi, vậy mà vẫn có những dòng chữ trong veo như đôi mắt trẻ thơ: “...
Từ đó, ông không muốn nhắc đến mẹ ở trước mặt tôi. Còn tôi- khi lớn lên thêm một chút, mỗi lần cùng cha đi qua con ngõ đó, không hiểu vì sao tôi rất muốn khoe với cha đây là ngõ nhà mẹ nhưng lại lảng đi: “Cha ơi, đây là ngõ nhà dì Mơ, cha nhỉ”.
Những dòng chữ sau cùng của tự truyện dài 37 trang như một cuốn phim bi kịch, Mai vẫn dành cho mẹ: “Xin mẹ hãy một lần dang rộng lòng với con”.
Đặng Văn Thế- người tử tù được giảm án đã khiến người đọc khóc rất nhiều lần khi đọc câu chuyện của anh. Về 3 chú mèo con mang tên “Xe, Pháo, Mã” anh nuôi trong trại giam giống như một người bố nuôi con, Thế viết: “Tối hôm đó tôi được chuyển vào buồng giam số 3 để ở cùng với 4 anh thường án khác, Và tôi đã gần như thức trắng đêm...
Điều tôi băn khoăn và lo lắng nhất nhất là số phận “Xe, Pháo, Mã” sẽ thế nào. Khoảng 23 giờ tôi đang nằm suy nghĩ miên man thì nghe tiếng kêu của chúng ngoài hành lang, nghe tiếng gọi của tôi, chúng chui qua “cửa gió” chạy vào ”.
Những trang viết của những người thực sự sống trong cảnh mất quyền công dân vừa đau đớn, vừa tiếc nuối xót xa, nhưng vẫn nồng ấm tình người, đó thực sự là điều quý giá nhất.
Lê Tâm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.