Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thất bại thảm hại tại Đông Ghouta, các nhóm nổi dậy cắn xé nhau
Truyền thông Syria ngày 27.3 đưa tin, các nhóm phiến quân và số người dân do lực lượng này quản lý với số lượng lớn nhất từ trước tới nay bắt đầu rời khỏi khu vực bị tàn phá ở Đông Ghouta để tới các khu vực của phe đối lập ở miền Bắc Syria.
Theo hãng thông tấn SANA, 110 xe buýt chở 6.749 người, trong đó khoảng 1/4 là các phiến quân, đã rời một thành trì do nhóm Faylaq al-Rahman kiểm soát để tới vùng lãnh thổ do phiến quân chiếm đóng gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoạt động di tản trên nằm trong thỏa thuận đạt được hồi tuần trước giữa nhóm phiến quân Faylaq al-Rahman và Nga, quốc gia đang hỗ trợ đồng minh Syria đàm phán những thỏa thuận tương tự nhằm đưa những phiến quân cuối cùng rời khỏi Ghouta.
Các nhóm nổi dậy ùn ùn rời Đông Ghouta theo hành lang nhân đạo do Nga bảo trợ
Mặc dù đã chấp nhận dầu hàng và rời bỏ cứ điểm, nhưng có lẽ do thua quá đau, nên các nhóm phiến quân đã đổ lỗi cho nhau về việc mở cửa để quân đội Syria tràn vào và giải phóng Đông Ghouta, theo Reuters.
Việc đổ lỗi cho nhau xảy ra giữa hai nhóm nổi dậy có quy mô lực lượng lớn nhất ở Đông Ghouta là Failaq al-Rahman vốn được Qatar ủng hộ và Jaish al-Islam được Ả-rập Saudi chống lưng.
Những cáo buộc đổ lỗi cho nhau trong việc để quân chính phủ Syria giành ưu thế xảy ra giữa nhóm Failaq al-Rahman với nhóm Jaish al-Islam được truyền thông loan tải vào cuối ngày 25.3 vừa qua.
Trả lời phỏng vấn báo Al-Hadath của Jordan, phát ngôn viên nhóm Jaish al-Islam là Hamza Birqdar cho rằng nhóm Failaq al-Rahman đã từ chối đề xuất tăng cường chia sẻ bảo vệ Ghouta và cắt nguồn nước phục vụ chiến dịch chống quân chính phủ Syria.
Cũng chia sẻ với Al-Hadath, phát ngôn viên lực lượng Failaq al-Rahman là Wael Olwan lại cho hay, chính nhóm Jaish al-Islam đã phòng ngự yếu kém ở Đông Ghouta, để quân đội Syria chiếm ưu thế và chia khu vực này làm 3 khu riêng biệt.
“Lực lượng Failaq al-Rahman chúng tôi đã bị đâm sau lưng trên các phòng tuyến mà đúng ra lực lượng Jaish al-Islam phải có trách nhiệm bảo vệ vững chắc”, ông Wael Olwan giận dữ.
Reuters cho hay, chính một quan chức chính quyền Syria đã nhấn mạnh rằng sự mâu thuẫn giữa hai nhóm khủng bố chính ở Đông Ghouta là một trong những yếu tố quan trọng giúp quân đội Syria giành được thắng lợi lớn chỉ trong một thời gian ngắn.
Như vậy, việc mất Đông Ghouta không chỉ là thất bại nặng nề của phe đối lập trên chiến trường, mà nó còn phôi thai nhiều mối nguy hại cho lực lượng này trong quá trình chống lại chiến lược hành động tất tay của Moscow và Damascus.
Phe đối lập Syria chỉ vì tin lời Mỹ rồi nuôi tham vọng vượt quá khả năng, đến lúc phải buông súng trong vị thế quá ê chề
Trở thành đích ngằm từ nhiều phía, phe đối lập Syria tiếc Hội nghị Đối thoại Quốc gia?
Theo Sputnik, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Tái hòa giải Syria của Bộ Quốc phòng Nga, kể từ đầu chiến dịch cứu trợ nhân đạo tới nay, hơn 114.000 người đã đi sơ tán khỏi Đông Ghouta theo hành lang nhân đạo Muhayam Al-Wafedin do Nga bảo trợ.
Cũng theo Trung tâm Tái hòa giải Syria của Nga, các nhân viên của tổ chức này đã phân phát thức ăn nóng cùng hơn 500 túi thực phẩm và nước uống đóng chai cho những người dân Syria đi sơ tán.
00:00
00:00
Các tay súng rời Đông Ghouta đã có mặt ở tỉnh Idlib, khu vực do lực lượng nổi dậy Syria kiểm soát, giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng là khu vực giao tranh giữa các tay súng từng thân với tổ chức khủng bố al Qaeda và những nhóm nổi dậy khác.
Đáng lưu ý là trong khi hàng ngàn tay súng thuộc nhóm Failaq al-Rahman cùng thân nhân đã rời Đông Ghouta, thì nhóm Jaish al-Islam vẫn quyết cố thủ ở Douma, dù ngày 26/3 các tay súng Jaish al-Islam cho biết sẵn sàng hạ vũ khí và rời khỏi đây.
Điều gì khiến nhóm Jaish al-Islam lại mạo hiểm như vậy, bởi việc ngoan cố sẽ khiến họ phải đối mặt với nguy cơ bị xoá sổ bởi quân chính phủ, khi việc giài phóng Đông Ghouta là không thể đảo ngược và càng ngày việc thương lượng càng bất với họ?
Theo giới phân tích, không chỉ nhóm Jaish al-Islam mà các nhóm nổi dậy khác ở Đông Ghouta đang rơi cảnh "đi cũng dở, ở cũng không xong", nguyên nhân là họ đã trở thành đích ngắm từ nhiều phía, mà nguy hiểm nhất lại là từ đồng minh của họ.
Việc các nhóm nổi dậy từ Đông Ghouta di chuyển đến những vùng lãnh thổ do phe đối lập kiểm soát trong vị thế là những nhóm tàn quân bại trận, chứ không phải đàn quân chiến thắng trở về, đã khiến họ gặp nguy hiểm.
Phe đối lập Syria vốn đã ra đời và tồn tại trong mâu thuẫn, tình trạng "năm bè bảy mối" là một trong những điểm yếu nhất của lực lượng nổi dậy trong đối mặt với chính quyền Syria và là nỗi ngán ngẩm của các lực lượng bảo trợ cho họ.
Hội nghị Đối thoại Quốc gia tổ chức tại Sochi theo sáng kiến của Tổng thống Putin là cơ hội cho phe đối lập Syria nhưng rất tiếc họ đã bỏ qua
Mỗi nhóm đối lập gần như được phân chia "cai quản" một vùng trong những phần lãnh thổ mà phe đối lập kiểm soát. Khi các nhóm đối lập kiểm soát Đông Ghouta để mất cứ điểm thì gần như họ mất luôn chỗ đứng của mình.
Do vậy, họ có được tiếp nhận và đối xử tốt từ các nhóm đối lập khác hay không là điều không thể biết được. Trong bối cảnh phe đối lập phải co cụm như hiện nay thì đó là điều cực kỳ nguy hiểm, vì vậy họ phải tính toán kỹ trong việc rời bỏ cứ điểm.
Lúc này muốn quy thuận dưới trướng Damascus không phải dễ dàng với những nhóm đối lập tại Đông Ghouta, bởi chiến lược hành động tất tay của Nga và Syria chưa mở ra cơ hội đó cho họ.
Bởi việc dồn những đoàn quân thất trận về với đồng minh của họ là cách làm gia tăng mâu thuẫn tốt nhất trong nội bộ phe đối lập Syria và điều đó rất có lợi cho những chiến dịch tất tay tiếp theo của Damascus.
Có lẽ đến lúc này lực lượng nổi dậy, nhất là những đoàn quân thất trận, mới cảm thấy nuối tiếc khi chỉ vì nghe lời Washington mà quyết tâm phá hỏng Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria được tổ chức tại Sochi theo sáng kiến của Tổng thống Putin.
Phải khẳng định rằng, việc tạo cơ chế cho người Syria tự đối thoại với nhau là một phần trong chiến lược nhân đạo của Tổng thống Putin khi can thiệp vao Syria, mà cơ chế này có lợi cho cả lực lượng nổi dậy chứ không chỉ chính quyền Syria.
Chiến lược nhân đạo của Tổng thống Putin khi can thiếp vào Syria không chỉ bảo trợ cho chính quyền Tổng thống Assad, mà hướng tới cả dân tộc Syria
Nếu đối thoại thành công, lực lượng đối lập vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát các vùng lãnh thổ mà họ đã chiếm giữ được khi xảy ra xung đột với chính quyền Syria, chỉ có điều khi đó họ nằm trong thành phần của một nhà nước Syria thống nhất.
Vì tham vọng vượt quá khả năng và vì tin vào lực lượng bảo trợ - trong đó đặc biệt là Mỹ - phe đối lập Syria đã bỏ lỡ mất cơ hội mà Tổng thống Putin đã tạo ra cho họ.
Mặc dù các nhóm đối lập rời Đông Ghouta cũng nhờ có sự hỗ trợ từ Nga thông qua thương lượng, song lúc này Moscow chỉ mở cho họ con đường sống, chứ không tạo cho họ bất cứ vị thế nào cả. Có lẽ không gì cay đắng hơn!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.