Mô hình nuôi dúi

  • Ban đầu chỉ nuôi vài chục con dúi, sau hơn 2 năm đầu tư xây dựng chuồng trại và chuyên tâm chăn nuôi, hộ bà Nguyễn Thị Ngoan ở thôn Khuổi Tẩu, xã Phúc Lộc (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) đã nhân số lượng lên gần 700 con, thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
  • Lâu nay, người dân tộc Pa Kô chỉ quen với việc săn, bẫy bắt con dúi (còn gọi là chuột núi) sinh sống trên rừng. Được sự hỗ trợ của dự án Plan, giữa năm 2019 một số hộ dân bản ở thôn Vực Leng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã bắt đầu nuôi dúi.
  • Anh Nguyễn Văn Huân, hộ đầu tiên nuôi dúi ở bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên (Sơn La). Từ 10 cặp dúi giống ban đầu, nay anh Huân phát triển đàn dúi bố mẹ lên tới 200 con, duy trì đàn dúi thịt, dúi giống từ 300-400 con. Dúi thịt anh Huân bán với giá 400.000 đồng/kg, dúi giống bán với giá 1,4 triệu đồng/cặp.
  • Sau khi tốt nghiệp trường đại học Giao thông vận tải, chàng thanh niên Lê Văn Lâm quyết định về quê tiếp quản cơ ngơi của gia đình và chuyển hướng sang nuôi con dúi. Trang trại nuôi con đặc sản của anh đã cho thu nhập khoảng nửa tỉ đồng mỗi năm.
  • Ông Lục Văn Sầy, thôn Lái, xã An Bá, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có 7 năm kinh nghiệm thuần hóa và nuôi thành công dúi rừng. Theo ông Sầy, dúi rừng dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc mà cũng có thể làm giàu...
  • Con dúi là một loài vật sống hoang dã, khó nuôi, ít người biết đến... Vậy mà loài vật được cho là khó thuần chủng ở môi trường nuôi nhốt lại được anh Nguyễn Văn Huân - người được gắn với cái tên “Huân Dúi”, bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, Sơn La nuôi thành công và trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
  • Dúi hay còn gọi là chuột nứa được xếp vào loại thức ăn đặc sản, bởi vì thịt ngon, mát, giàu đạm. Loại thực phẩm này ở Lạng Sơn hiện đang có nhu cầu rất cao, các nhà hàng khách sạn không có đủ nguồn cung và nuôi dúi đang là mô hình có triển vọng đưa lại hiệu quả kinh tế cho địa phương này.