Mô hình này của ông Lê Đình Xuân, ở thôn Tân Hải, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Khi mới tiếp xúc với ông Xuân, nhìn “cơ ngơi” của ông là những vườn xoài xanh tươi bạt ngàn trải dài trên vùng đất được cho là cằn cỗi, ngập mặn, thiếu nước ngọt từ nhiều năm qua ở xã Cam Hải Tây (huyện Cam Lâm), chúng tôi thực sự bất ngờ.
|
Ông Lê Đình Xuân giới thiệu mô hình của mình. |
Ông Xuân cho biết: Thấy mảnh đất rộng lớn của mình bị bỏ hoang mãi vì ngập mặn, ông đã lặn lội vào tận vùng Tây Nam Bộ để học hỏi kinh nghiệm về cách lấy nước ngọt nhấn chìm nước mặn, rửa phèn và ứng dụng mô hình VAC trong sản xuất. Sau nhiều tháng học hỏi, ông đã cùng với gia đình bắt tay đào ao để lấy nước về và thả các loại cá lóc, cá trê, cá chép, mỗi lứa cho thu hoạch hàng chục triệu đồng.
Hiện nhiều hộ nông dân từ khắp nơi đã đến học tập mô hình VAC của ông Xuân. Nhiều người đã phong cho ông là “vua” chinh phục vùng nước mặn thành nước ngọt.
Có nước ngọt, gia đình ông Xuân tiếp tục cải tạo 6 sào (6.000m2) lúa nước, mỗi năm làm được 3 vụ cho thu hoạch trên 60 triệu đồng. Tuy nhiên, tham vọng chính của ông là trồng xoài. Vì thế, ông đã tập trung vào cải tạo và trồng được 3ha xoài đem lại doanh thu trên 200 triệu đồng mỗi năm. Đầu tư cho trồng trọt thành công, ông còn đầu tư nuôi hàng chục con lợn rừng lai, đến nay ông đã có được 5 con nái giống và gần 25 con đang độ tuổi trưởng thành chuẩn bị cho xuất chuồng.
Hiện ông Xuân hoàn toàn không lo đầu ra cho các sản phẩm của mình. Lợn rừng thịt chủ yếu bán ở địa bàn Khánh Hòa, còn lợn giống thì không đủ cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, từ việc trồng xoài, ông còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, ông Xuân còn phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trồng trọt, cấy, ghép các giống xoài có chất lượng cao, loại bỏ các giống có chất lượng kém hiệu quả.
Công Tâm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.