Ai cố tình làm trái chỉ đạo?
Câu hỏi đặt ra này xuất phát từ chính phát ngôn “tiền hậu bất nhất” của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại buổi toạ đàm “Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng Tân Sơn Nhất?” vừa diễn ra mới đây.
Sân bay Tân Sơn Nhất đang trong tình trạng quá tải.
Mặc dù, Thủ tướng đã đồng ý lựa chọn phương án mở cộng CHK Tân Sơn Nhất của tư vấn ADP-I đề xuất. Quan điểm của Thường trực Chính phủ khi họp bàn về vấn đề này là nên đưa về cùng một mặt bằng tuyến tính. Hiện trong quy hoạch vẫn để đất dự phòng cho một nhà ga quân sự. Khi bên quân sự có nhu cầu vẫn xây dựng nhà ga trên khu đất đó.
Thế nhưng Thứ trưởng Lê Đình Thọ lại khẳng định: “Tân Sơn Nhất là sân bay lưỡng dụng. Phương án đầu tiên định tách làm 2, mỗi nhà ga 10 triệu hành khách ở 2 phía khác nhau”.
Trước những ý kiến cho rằng việc Bộ GTVT giao ACV làm nhà đầu tư dự án nhà ga T3 là trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng? Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định: “Hiện tại Thủ tướng chưa kết luận giao cho đơn vị nào. Ngày 18.3, Bộ GTVT vừa có báo cáo trình Thủ tướng giao cho ACV thực hiện. Chúng tôi sẽ thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng về vấn đề này”.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại buổi toạ đàm. (Ảnh: Thế Anh)
Trên thực tế, tại thông báo số 142/Tb-VPCP ngày 15.4.2018 kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng CHK Tân Sơn Nhất nêu rõ: Thủ tướng đồng ý lựa chọn phương án do Công ty tư vấn ADP-I đề xuất.
Câu hỏi đặt ra, có hay không việc Bộ GTVT cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng?
Thủ tướng đồng ý phương án Tư vấn ADP-I
Theo tài liệu Dân Việt, tại thông báo số 142/TB-VPCP ngày 15.4.2018 nêu rõ: Thủ tướng đồng ý lựa chọn phương án do Công ty tư vấn ADP-I đề xuất.
Cụ thể, là thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch mở rộng, đầu tư và xây dựng mới một nhà ga hành khách hiện đại, đồng bộ và đạt tiêu chuẩn Quốc tế tại khu vực phía Nam để đáp ứng yêu cầu phục vụ đạt 20 triệu hành khách/năm. Nâng công suất khai thác của CHK Tân Sơn Nhất nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không, đảm bảo tối thiểu đạt 50 triệu hành khách/năm.
Đồng thời, chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hoá, sân đỗ tàu bay, khu bảo dưỡng phương tiện, thiết bị và các công trình phục vụ cho hoạt động hàng không tại khu vực phía Bắc CHK Tân Sơn Nhất (nơi có vị trí sân Golf hiện tại)...
Ngoài ra, đảm bảo an toàn, an ninh theo quy định của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. Để sớm triển khai phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng CHK Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành và cơ quan liên quan thực hiện.
Tham chiếu từ thông báo số 142 có thể thấy rõ điểm trái ngược với những kết luận của Thủ tướng khi những điểm bất thường trong việc mở rộng CHK Tân Sơn Nhất được thể hiện ở những phát ngôn của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tại buổi toạ đàm “Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng Tân Sơn Nhất?”.
Cũng chính từ những thông báo này, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi: Có hay không việc chỉ định thầu cho ACV thực hiện mở rộng CHK Tân Sơn Nhất? Có “lợi ích nhóm” khi mặc định ACV thực hiện mở rộng Tân Sơn Nhất?
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) đề xuất tới Bộ GTVT về đề án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất khác so với những gì Thủ tướng cùng các Bộ, ngành đã thống nhất đang gây ra nhiều tranh cãi. Đặc biệt, ACV quyết định xây dựng nhà ga trên diện tích đất 16 ha (thay vì 26 ha như tư vấn Pháp được Thủ tướng phê duyệt) khiến cho dư luận lo lắng sẽ phát sinh thêm điểm “nghẽn” mới tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Khu đất quốc phòng tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất được giao cho Công ty cổ phần HKLD Ngôi Sao Việt theo Quyết định 882 để đầu tư kinh doanh các dịch vụ hàng không lưỡng dụng (phục vụ các hoạt động hàng không dân dụng và quân sự) có diện tích 10ha. Đây chính là khu đất bị ACV loại bỏ khi quyết định xây dựng nhà ga trên diện tích đất 16 ha (thay vì 26 ha như tư vấn Pháp được Thủ tướng phê duyệt).
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.