|
Xưởng may của bà Gái. |
Cơ sở gia công may mặc và kinh doanh vận chuyển vật liệu xây dựng của bà có doanh thu mỗi năm 500 triệu đồng, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Bà Gái kể, là giáo viên nên thu nhập rất thấp. Cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương. Năm 2006, bà nghỉ hưu. Với 10 triệu đồng dành dụm được bà chuyển sang khai thác vật liệu xây dựng kết hợp với dịch vụ.
Nhận thấy nhu cầu xây dựng trong địa bàn ngày càng lớn, giá nguyên vật liệu ngày càng cao, bà nghĩ "mình sẽ bắt đầu với nghề sản xuất vật liệu xây dựng". Bà đúc bờ lô, một quy trình làm gạch rất đơn giản. Chỉ cần mua cát sạn, về trộn với xi măng, nước cho vào khuôn, đóng thành viên. Mỗi viên bờ lô thành phẩm giá 2.000 đồng, trừ chi phí, lãi 800-1.000 đồng/viên. Mỗi năm xưởng cơ sở sản xuất gạch của bà bán hơn 200 nghìn viên.
Ngoài cở sở đúc bờ lô, gia đình bà con mở thêm xưởng may mặc gia công đồ trẻ em, học sinh. Trừ các khoản chi phí bà thu lãi hơn 150 triệu đồng. Xưởng sản xuất của bà hiện có 25 lao động có việc làm thường xuyên với mức lương ổn định từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.
Xưởng may gia công của bà cũng là địa chỉ giải quyết việc làm cho hàng chục phụ nữ địa phương. Năm 2010, bà mở cơ sở may mặc tại Huế. Xưởng của bà gia công áo, quần trẻ em cho các doanh nghiệp.
Hàng may mặc của cơ sở bà không chỉ có mặt ở TP. Huế mà còn được đưa vào các siêu thị lớn ở TP. Hồ Chí Minh, và sang Pháp. Hiện nay, cơ sở may của bà có tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng, tạo việc làm ổn định việc làm cho 15 lao động ở Thuỷ Biều và vùng lân cận với mức lương bình quân 2-3 triệu đồng/người/tháng.
Bà Gái tiết lộ kế hoạch sắp tới, bà sẽ đầu tư 100 triệu đồng để mua 20 máy mở rộng dây chuyền của xưởng may, đảm bảo cho nguồn hàng trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động địa phương.
Chia tay chúng tôi, bà khiêm tốn: "Giúp đỡ được chị em địa phương có việc làm là điều tôi mong muốn từ lâu, giờ mới thực hiện được".
Thanh Nga
Vui lòng nhập nội dung bình luận.