Mỗi năm Việt Nam thất thoát 3,2 triệu tấn lúa vì thiếu máy móc khâu thu hoạch và sau thu hoạch

Hồng Nhân Thứ ba, ngày 27/06/2023 08:37 AM (GMT+7)
Sáng nay 27/6, tại thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp về đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bình luận 0

Tham dự chương trình có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Cục Trồng trọt; Sở NTPTNT tỉnh Hà Nam.

Bên cạnh đó, diễn đàn còn có sự tham gia của Trung tâm Khuyến nông và nông dân sản xuất của 5 tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam.

Với chủ đề: “Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng”, diễn đàn hứa hẹn sẽ trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến giải pháp, cơ chế chính sách nhằm phát triển, tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Sáng nay (27/6) diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp được tổ chức tại Hà Nam - Ảnh 1.

Với chủ đề: “Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng”, diễn đàn hứa hẹn sẽ trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến giải pháp, cơ chế chính sách nhằm phát triển, tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Hồng Nhân.

Theo báo cáo của Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, hiện nay, mức độ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chỉ tập trung ở một số khâu như ở khâu làm đất, khâu tưới tiêu đạt trên 90%, vận chuyển lúa đạt trên 75%. Một số khâu khác trong sản xuất thì mức độ áp dụng cơ giới hóa còn ít, đặc biệt ở khâu gieo trồng và khâu sấy.

Năm 2022, diện tích lúa cả năm của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 7,128 triệu ha, sản lượng đạt trên 42,66 triệu tấn, giảm 1,2 triệu tấn (giảm 2,7%), do diện tích gieo trồng giảm khoảng 146,8 nghìn ha (giảm 2%), năng suất đạt 60,1 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha sản lượng lúa vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu gần 7,2 triệu tấn (cao nhất trong những năm gần đây). 

Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 79% để nâng cao giá trị “Thương hiệu hạt gạo Việt”.

Sáng nay (27/6) diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp được tổ chức tại Hà Nam - Ảnh 2.

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp tại Hà Nam.

Việc ứng dụng máy móc trong sản xuất lúa bình quân cả nước: diện tích làm đất bằng máy đạt 90,75%, gieo trồng đạt 21%, bơm tưới 80,44%, phun thuốc 53,53%, thu hoạch bằng máy đạt 58,98% diện tích, sản lượng lúa được sấy và bảo quản đúng kỹ thuật thấp, chỉ đạt 29,22%, vận chuyển đạt 78,45%. 

Thực trạng ứng dụng cơ giới hóa thấp đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngành hàng sản xuất kinh doanh lúa gạo Việt Nam.

Theo thống kê, hiện tại thất thoát lúa trong công đoạn thu hoạch và sau thu hoạch là gần 3,2 triệu tấn lúa/năm, tương đương 760 triệu USD. Riêng tổn thất ở khâu sấy mất khoảng 970.000 tấn, tương đương 233 triệu USD.

Đối với máy cấy, vùng có tỷ lệ máy cấy nhiều nhất là ĐBSH với 57,3%, do đặc trưng sản xuất lúa của miền Bắc vẫn chủ yếu là sử dụng phương pháp cấy. Vùng có tỷ lệ máy cấy ít nhất là Tây Nguyên chỉ chiếm 1%. 

Đối với bình phun thuốc BVTV động cơ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là vùng ĐBSCL với 34,3%, vùng thấp nhất là Đông Nam Bộ chỉ chiếm 5,8%. 

Đối với máy gặt đập liên hợp vùng chiếm tỷ trọng lớn nhất là ĐBSCL với 37,3% do vùng này có quy mô sản xuất lớn nhất cả nước nên việc áp dụng các loại máy gặt đập liên hợp cũng dễ dàng hơn so với các vùng khác, vùng có tỷ lệ thấp nhất là Đông Nam Bộ với 2,6%. 

Đối với các loại máy bơm nước chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là ĐBSCL với 24,5%, vùng có tỷ trọng thấp nhất là Đông Nam Bộ với 8,4%.

Sáng nay (27/6) diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp được tổ chức tại Hà Nam - Ảnh 3.

Trước đó, năm 2022 Trung tâm khuyến nông quốc gia cũng đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn”.

Trước đó, năm 2022 Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn”.

Tại diễn đàn năm 2022, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận một số vấn đề, chính sách đối với sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; thông tin tuyên truyền cho phát triển nông nghiệp tuần hoàn; giải pháp phát triển nông nghiệp tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem