“Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”
Trong xu thế phát triển của kinh tế hàng hóa nông sản, các tỉnh miền núi phía bắc ngày càng xuất hiện nhiều mô hình trang trại lớn, liên kết hộ dưới dạng hợp tác xã sản xuất… đầu tư mạnh dạn và hiệu quả kinh tế cao. Với loại hình kinh tế nông nghiệp này, các chủ nhân trang trại, hợp tác xã rất mạnh tay trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong đó phân bón là một nhu cầu được ưu tiên hàng đầu, chỉ đứng sau giống và nước.
Nhiều chủ trang trại ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, Sơn La cũng muốn có phân bón DAP Lào Cai để góp phần nâng cao thu nhập. Ảnh: K.T
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cũng biết mới có loại phân bón DAP Lào Cai ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, nhưng chưa có điều kiện để sử dụng thử. Hy vọng trong thời gian tới, loại phân bón này sẽ có mặt ở nhiều đại lý trong huyện Mai Sơn”.
Ông Hoàng Văn Chất
|
Ông Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc Hợp tác xã Rau hoa quả tươi Thành Công ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tâm sự: Với hàng chục ha rau, hoa tươi, mỗi năm chúng tôi phải nhập về đây hàng tỷ đồng phân bón các loại.
Với những loại phân bón chất lượng cao, chúng tôi đều phải nhập từ miền Nam về nên rất tốn kém. Lâu nay, tôi cũng nghe nói có phân bón DAP Lào Cai, chất lượng rất tốt nhưng thực tế thị trường phân bón ở Sơn La hầu như chưa thấy loại phân bón này nên chưa có điều kiện thử nghiệm.
Còn bà Nguyễn Thị Thơi (58 tuổi), chủ trang trại hoa quả, cà phê ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, cho hay: Chiềng Ban là một trong những xã có kinh tế trang trại phát triển nhất ở huyện Mai Sơn với hàng ngàn ha cà phê, cây ăn quả, rau xanh… Điều đó có nghĩa là mỗi năm các hộ dân trong xã chúng tôi phải nhập về đây cả chục tỷ đồng tiền phân bón các loại. Trang trại của chúng tôi chủ yếu là cây ngắn ngày, bởi thế nhiều khi cần loại phân tốt để thúc cây trái cho năng suất cao. Đắt như phân lân Đầu Trâu hay các loại phân bón tốt của Lâm Thao chúng tôi cũng không ngại đầu tư, bởi hiệu quả sản xuất sẽ giúp chúng tôi gánh những chi phí đó. Chúng tôi cũng muốn thử nghiệm phân bón DAP Lào Cai nhưng chưa có điều kiện thuận lợi bởi các đại lý phân bón trong vùng mới chỉ quảng cáo chứ chưa thấy đưa sản phẩm này về.
Cần mạnh tay mở rộng thị trường
Trang trại cây ăn quả của ông Hoàng Văn Chất (bản Củ, xã Chiềng Ban) có gần 4ha cam lòng vàng, chanh tứ quý, bưởi da xanh… với mức đầu tư đến nay đã lên hàng tỷ đồng. Ông cho hay, các loại cây trái này đã bước vào thời kỳ cho quả nên ông cũng muốn có những nguồn phân bón tốt, giá cả hợp lý và thuận tiện mua bán, vận chuyển tại những đại lý ngay trên địa bàn. Hiện nay, nhiều hộ ở đây phải mua phân bón hòa tan từ tỉnh Bình Định đưa ra, tuy chất lượng tốt nhưng tốn kém chi phí vận chuyển. “Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cũng biết mới có loại phân bón DAP Lào Cai ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, nhưng chưa có điều kiện để sử dụng thử. Hy vọng trong thời gian tới, loại phân bón này sẽ có mặt ở nhiều đại lý trong huyện Mai Sơn” - ông Chất nói.
Theo ông Ngần Văn Sông - nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Sơn La, qua hàng chục năm làm nghề kinh doanh, cung ứng phân bón cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn, ông thấy thị trường phân bón ở vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng có tiềm năng rất lớn. Nhưng nông dân vùng cao Tây Bắc hầu hết còn nghèo và đặc biệt là chưa dám mạnh dạn đầu tư phân bón trong sản xuất nông nghiệp, nhất là với những phân bón mà họ chưa quen tên tuổi. Bà con các dân tộc sẽ chỉ tin và làm theo khi đã mắt thấy, tai nghe. Nói cách khác là nếu trong một xã, một bản có 1-2 hộ sử dụng loại phân bón này và cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn thì bà con sẽ đua nhau làm theo.
Cũng theo ông Sông thì bởi đời sống nông dân còn nghèo nên trong những năm qua, Công ty Vật tư nông nghiệp Sơn La thường phải áp dụng các biện pháp: Bán chịu, bán trả chậm, cử cán bộ khuyến nông bám người dân để tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng phân bón, mở rộng hệ thống đại lý tới tận xã, bản, nhất là ở những vùng kinh tế bông nghiệp phát triển. “Với những cách làm đó, không chỉ công ty của chúng tôi mà nhiều thương hiệu phân bón khác như: Đầu Trâu, Lâm Thao… cũng đã phát triển được thị trường ngày một mạnh lên ở vùng Tây Bắc. Giá phân bón có thể cao một chút nhưng nếu hiệu quả, thuận tiện trong vận chuyển và đa dạng phương thức thanh toán thì chắc chắn sẽ thành công” - ông Sông nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.