Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?

Hữu Dụng Thứ ba, ngày 09/07/2024 12:09 PM (GMT+7)
Cống thủy lợi sông Lèn nằm tại Thanh Hóa, có tổng mức đầu tư hơn 630 tỷ đồng, hiện đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để vận hành thử nghiệm vào tháng 8/2024.
Bình luận 0
Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?- Ảnh 1.

Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn (Thanh Hoá) và sông Hoàng Mai (Nghệ An) có tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng, với hạng mục trọng điểm là cống ngăn mặn, kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?- Ảnh 2.

Cống thủy lợi sông Lèn tại Thanh Hóa dự kiến vận hành thử nghiệm vào tháng 8/2024.

Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?- Ảnh 3.

Tiểu dự án hệ thống thủy lợi sông Lèn thuộc dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn (Thanh Hóa) và sông Hoàng Mai (Nghệ An), được Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc tài trợ, cho vay theo hình thức ODA.

Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?- Ảnh 4.

Hệ thống thủy lợi sông Lèn được khởi công tháng 6/2021, chỉ đứng sau cống Cái Lớn - Cái Bé ở Kiên Giang. Còn hệ thống sông Hoàng Mai hiện chưa triển khai.

Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?- Ảnh 5.

Công trình đầu mối sông Lèn nằm ở xã Nga Thủy huyện Nga Sơn và xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, có mức đầu tư khoảng 630 tỷ đồng là một trong các đầu mối của Dự án nâng cấp hệ thống thuỷ lợi sông Lèn và sông Hoàng Mai nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu (KEXIM1). Do Ban Quản lý Trung ương các dự án thuỷ lợi (CPO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?- Ảnh 6.

Sau khi công trình hoàn thành sẽ là công trình ngăn mặn và giữ nước ngọt lớn nhất miền Trung, cung cấp nguồn nước ngọt cho các huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Bỉm Sơn và Nga Sơn. Ngoài ra, công trình trên còn là sự kết hợp giao thông thuỷ bộ trong khu vực.

Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?- Ảnh 7.

Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng công trình đến nay, công trình đã hoàn thành được hơn 90% khối lượng xây lắp.

Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?- Ảnh 8.

Cống có quy mô cấp 2, gồm ba khoang với chiều rộng mỗi khoang 40 m. Hệ thống cống này có chức năng tạo thành những con đập di động có thể trữ nước ngọt và ngăn nước mặn từ biển xâm nhập vào đất liền. Cống có quy mô cấp 2, gồm ba khoang với chiều rộng mỗi khoang 40 m. Hệ thống cống này có chức năng tạo thành những con đập di động có thể trữ nước ngọt và ngăn nước mặn từ biển xâm nhập vào đất liền.

Một công trình cống ngăn mặn lớn nhất miền Trung sắp đưa vào vận hành, phạm vi ảnh hưởng ra sao?- Ảnh 9.

Dự án hệ thống thủy lợi sông Lèn nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem