Một loài cá được ví như thuốc bổ của người đang mệt mỏi, biếng ăn lại rất dễ nuôi, chỉ cần cho ăn cỏ, lá

P.V Chủ nhật, ngày 02/04/2023 18:48 PM (GMT+7)
Được coi là loại thức ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhất là những người đang biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức, cá trắm còn là loài cá rất dễ nuôi.
Bình luận 0

Công dụng của cá trắm 

Cá trắm là loại thức ăn quen thuộc và được yêu thích trong các bữa cơm gia đình của người Việt Nam. Thịt cá trắm chắc, thơm ngon và được chế biến thành rất nhiều các món ngon như: cá trắm đen hấp, sốt, rán, làm lẩu, cá trắm nấu canh chua hay sốt cà chua, cá trắm kho riềng... 

Cá trắm có hai loại là cá trắm đen và cá trắm trắng (trắm cỏ). Chúng có tên khoa học Mylopharyngodo piceus richardson (trắm đen), Ctenopharyngodo idellus Cuvier et Valenciennes (trắm cỏ). 

Cá trắm đen sống ở tầng nước sâu hơn, gần bùn hơn cá trắm cỏ. Trong Đông y, cá trắm còn gọi là thanh ngư, là loài cá nước ngọt sống ở các hồ ao. Cá trắm rất thích hợp với những người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp. 

Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, 100g thịt cá trắm đen có 19,5g đạm, với nhiều axit amin quý, 5,2g chất béo, các khoáng canxi, photpho, sắt, các loại vitamin, chứa nhiều chất chống lão hóa. Trong khi đó, 100g thịt cá trắm trắng có 17,99g đạm, 4,3g chất béo, các khoáng: canxi, photpho, sắt, các vitamin nhóm B (B1, B2, PP). Đây đều là những nguồn dưỡng chất cơ thể cần.

Một loài cá rất giàu dinh dưỡng lại dễ nuôi  - Ảnh 1.

Được coi là loại thức ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, cá trắm còn là loài cá rất dễ nuôi. Ảnh: TSVN.

Một số lưu ý khi nuôi cá trắm

Cách nuôi cá trắm cỏ cũng đơn giản nhưng để nuôi cá trắm cỏ mau lớn , đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thì đòi hỏi phải có kỹ thuật chăn nuôi tốt. Theo thông tin từ De Heus, 5 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua nếu bà con có kế hoạch chăn nuôi cá trắm cỏ.

Diện tích ao nuôi tốt nhất nên có diện tích từ 300-1000m2, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ dân mà bà con có thể tận dụng các tài nguyên sẵn có ở địa phương để xay dựng ao nuôi. Cá trắm cỏ ưa nước sạch nên ao nuôi phải quang đãng, nếu nước tù thì tát cạn, rải vôi để khử trùng tránh bệnh tật cho cá. Bờ ao chắc chắn, nạo vét bùn dưới đáy ao chỉ để lại 1 lớp dày khoảng 20cm.

Mực nước ao nuôi cá trắm cỏ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của cá, mực nước nông hay sâu quá đều không đạt tiêu chuẩn, trung bình mực nước lý tưởng để nuôi cá trắm cỏ là khoảng 1-1,2m, có bờ tường để không thất thoát nước ra ngoài.

Yêu cầu cá giống phải khỏe mạnh, không còi cọc. Nếu cá nuôi lồng thì sau khi lũ rút hoặc vào mùa xuân khoảng tháng 2, tháng 3 thả cá là tốt nhất. Cá trắm cỏ lớn rất nhanh nên nuôi được nửa năm có thể tỉa bớt và hết năm là thu hoạch được rồi. Mật độ thả cá là khoảng 30-35 con/ m3 nước.

Cá trắm cỏ là loài cá dễ nuôi, thức ăn của nó đa dạng, dễ kiếm, chủ yếu ăn cỏ, rong, bèo trong nước hay các loại lá ngô, lá sắn,… hoặc các sinh vật nhỏ, phù du sống trong nước.

Hiện nay trong quá trình chăn nuôi, bà con nông dân cũng cho cá ăn cám ngô hay trồng thêm cỏ trong nước để cá dễ dàng chủ động tìm kiếm nguồn thức ăn dồi dào hơn, mau lớn hơn

Trong quá trình nuôi cá, bà con phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra lại bờ, ao mực nước và màu nước trong ao để kịp thời xử lý nếu có sự cố xảy ra. Nếu thăm ao vào buổi sáng thấy đầu cá nổi lên trong một khoảng thời gian dài thì phải bơm thêm hàm lượng ô xi trong nước ngay lập tức. Định kỳ hàng tháng, hàng năm hoặc 2 năm phải rải vôi làm sạch nước.

Bệnh phổ biến ở cá trắm cỏ cần biết, gồm: Bệnh đốm đỏ, là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất; bệnh xuất huyết - căn bệnh cực kỳ nguy hiểm chưa có thuốc chữa trị nên công tác phòng bệnh phải được lưu ý ngay từ khi bắt đầu nuôi; bệnh trùng mỏ neo – bệnh sinh ra từ loài ký sinh trùng mỏ neo.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem