Mùa nước nổi
-
Mùa nước nổi là mùa lũ lên, người dân miền Tây Nam bộ vẫn gọi là “tháng nước nổi”. Người dân mong ngóng mùa về, khi ấy phù sa và những đàn cá lớn cũng về. Mong ngóng, chờ đợi trong hồi hộp, thế nhưng giờ đây không ít chuyện bất thường xảy đến, có năm mùa nước nổi nhưng lại thiếu nước, hoặc rất ít cá. Song dẫu sao, nỗi mong ngóng ấy vẫn cứ thường trực, da diết và sướng vui.
-
Vào mùa nước nổi, trên những đồng nước mênh mông của vùng biên giới Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), Vĩnh Hưng (Long An), hàng trăm người dân, trong đó có cả những đứa trẻ làm nghề đặt lọp lại xuôi ngược với công việc của mình. Sau một đêm, những chiếc lọp nhỏ bé đã “tóm gọn” rất nhiều loại thủy sản, từ cua, tôm, cá rô, cá trê, cá lóc cho tới lươn, ếch hay thậm chí cả chim, rắn…
-
Lũ về, mùa nước nổi, anh Phạm Văn Trí, xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: “Dớn được đặt chủ yếu ở các cánh đồng Kênh 15 (xã Bình Phú). Mỗi ngày, gia đình tôi bắt vài chục ký cá, chủ yếu các loại cá linh, cá he, cá sặc, cá rô... nhưng nhiều nhất vẫn là cá linh. Hiện nay, giá cá linh bán cho bạn hàng với giá 40.000 đồng/kg, các loại cá đồng khác do còn nhỏ nên chúng tôi thả về thiên nhiên. Thu nhập mỗi ngày đặt dớn bắt cá đồng từ 300.000 - 400.000 đồng”.
-
Hiện cá linh đầu mùa lũ bán tại vùng nước nổi đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp dao động từ 40.000– 60.000 đồng/kg. Giá cá linh tại Cần Thơ, tăng lên 180.000 đồng/kg.
-
Lũ về, mùa nước nổi năm nay, anh Nguyễn Văn Phú, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang là người khởi xướng nên mô hình nuôi vỗ béo cá linh non. Anh Phú cho biết, anh mua 3 tấn cá linh non còn sống với giá rất rẻ của người dân đánh lưới, thả vào ruộng quây lưới để nuôi, sau 15 ngày xuất bán. Theo đó, cứ thả 1 tấn cá linh non thì khi đánh bắt được 2 tấn...
-
Những năm trước, người dân vùng biên giới An Giang đã thành công với mô hình “vỗ béo” bò, lươn, thì năm nay ông Nguyễn Văn Phú (41 tuổi, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang) đã tận dụng nguồn thức ăn còn sót lại trên đồng và cám xay lúa từ vụ lúa hè thu vừa gặt để “vỗ béo” cá linh non. Đây được xem là một cách làm mạnh dạn và mang lại hiệu quả thiết thực trong mùa nước nổi.
-
Có một loài rau (mà cũng là một loài hoa) vô cùng mạnh mẽ. Đó là hoa súng. Hoa súng mạnh mẽ như cái tên của chính mình. Và, hoa súng cũng đầy dung dị, hiền hòa nên người người cứ thích gọi là bông. Trước con lũ về trắng đồng, bông súng vươn lên nở tràn mặt nước cặp kè cùng điên điển, cá linh tạo nên nhiều món ngon mùa nước nổi đồng bằng.
-
Miền Tây mùa nước nổi về, rất nhiều người dân ngang nhiên dùng xung điện đánh bắt kiểu tận diệt cá tôm trên các sông, kênh, rạch, ruộng ngập nước...
-
Mùa len trâu đã bao đời nay gắn bó với người dân miền Tây mỗi khi mùa lũ về. Năm nay, một mùa len trâu mới lại đến trên các cánh đồng vùng lũ...
-
Giá chuột đồng ở một số địa phương ở Cần Thơ trong thời gian qua đã tăng và ở mức khá cao. Giá chuột tăng cao một phần bởi người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành đặc sản, phần khác do chuột đồng được đưa vào các nhà hàng, khách sạn chế biến thành các món ăn độc, lạ cho khách...