Mùa săn nòng nọc ở miền Tây xứ Nghệ

Chủ nhật, ngày 12/02/2017 16:48 PM (GMT+7)
Những ngày đầu xuân, khi tiết trời bắt đầu ấm lên cũng là thời điểm nòng nọc ở dưới những con khe bắt đầu lớn. Đây là dịp để bà con đồng bào các dân tộc Thái, Mông và Tày Pọng, xã biên giới Tam Hợp huyện Tương Dương bước vào mùa săn nòng nọc.
Bình luận 0

img
Mỗi dịp tháng Giêng âm lịch, người dân sống ven khe suối ở trên các huyện miền núi cao như Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong lại cùng nhau đi chài, đi xúc để bắt nòng nọc về chế biến làm món ăn. Đây là một đặc sản mà người Thái miền Tây Nghệ An rất ưa chuộng.

img

Nòng nọc sống ở môi trường nước trong và sạch, đi xúc vào đêm tối là thời điểm thích hợp và thường bắt được nhiều nòng nọc nhất. Theo bà Lương Thị Đạo, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương cho biết: Với khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, một người có thể xúc được 1 đến 2 kg nòng nọc.

img

Thời điểm này, nghề săn nòng nọc đêm đang thu hút nhiều người dân tham gia đánh bắt bằng rất nhiều hình thức, như: xúc, quăng chài, kéo lưới, thả mồi nhử...

Còn các em nhỏ cũng tranh thủ thả mang xay moi (một dụng cụ săn cá và nòng nọc truyền thống của người Thái) để đặt vào ban ngày.

img

Nòng nọc chỉ sống trong môi trường nước sạch, không hóa chất nên người dân rất yên tâm khi chế biến làm thức ăn. Nòng nọc có thể dùng chế biến ra nhiều món ăn như: Nấu canh chua, lam, sào, bọc lá chuối nướng...

img

Những con nòng nọc béo mẫm, to bằng ngón tay là đặc sản để đãi khách quý đến thăm nhà vào dịp này.

img

Nòng nọc được ướp gia vị cầu kỳ. Ngoài dùng để chế biến làm thức ăn, nòng nọc còn trở thành hàng hóa bán khá đắt khách. 1kg nòng nọc đã làm sạch ruột có giá bán từ 100 - 150 nghìn đồng.

Theo Lữ Phú (Báo Nghệ An)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem