Một điểm thu mua na tại xã Đông Phú (Lục Nam).
Dù thời tiết không thuận lợi khiến nhiều cây ăn quả khác giảm sản lượng, có vườn thất thu song na Lục Nam vẫn đạt sản lượng tương đương năm ngoái.
Có được kết quả này là do người dân các xã có diện tích na lớn như: Huyền Sơn, Đông Phú, Nghĩa Phương, Đông Hưng đã làm chủ kỹ thuật thụ phấn nhân tạo, chăm sóc điều chỉnh thời gian ra hoa của cây nên năng suất na tăng.
Vùng na xã Huyền Sơn (Lục Nam).
Những người trồng na có kinh nghiệm ở Huyền Sơn cho biết, na trồng nơi đây ăn vừa ngon, mẫu mã lại đẹp có lẽ liên quan đến chất đất. Đất Huyền Sơn nằm dưới chân núi Gốm, là chất đất thịt đen rất đặc biệt, mà người dân vẫn gọi là đất mùn giun, vì có rất nhiều giun làm tơi xốp đất.
Chính vì vậy, mà chất lượng na trồng ở Huyền Sơn được đánh giá là ngon nhất trong huyện Lục Nam. Quả na trồng ở đây vừa to, lại chắc quả, ăn rất ngọt, thơm, khiến cho người tiêu dùng yêu thích.
Được biết, xã Huyền Sơn có khoảng 120 ha trồng na, tập trung tại các thôn Văn Giang, Giếng Giang, thôn Khuyên... Mỗi năm toàn xã thu khoảng 30 tỷ đồng từ na. Nhờ có cây na mà đời sống của người dân Huyền Sơn mấy năm gần đây thay đổi từng ngày.
Hiện nay cây na ở các xã trên địa bàn huyện Lục Nam bắt đầu cho thu hoạch, thương nhân nhiều nơi như: TP Bắc Giang, Hải Dương, Bắc Ninh về tận nơi thu mua; giá na đẹp đầu vụ từ 45.000 - 50.000 đồng/kg.
Trường Sơn (Báo Bắc Giang)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.