Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong thời gian gần đây, tình trạng người dân đã uống rượu, bia vẫn lái xe và gây tai nạn khá phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, trong năm 2022, theo số liệu từ Ủy ban ATGT Quốc gia đã có 308.508 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị lực lượng chức năng phát hiện và xử phạt.
Do đó, năm 2023 được xác định là năm xử lý vi phạm về nồng độ cồn tại Việt Nam nhằm mục tiêu nhằm giảm các vụ tai nạn giao thông, nhất là các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến bia, rượu nồng độ cồn.
Hiện nay, Công an các tỉnh thành đều liên tục ra quân nhằm xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Tại Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội cập nhật liên tục các kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn và có công khai danh sách các Đội CSGT thực hiện nhiệm vụ, các tuyến đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, các loại phương tiện, hành vi vi phạm bị xử lý và thời gian thực hiện kế hoạch…
Nhiều lái xe hiện nay khi đã uống rượu, bia vẫn điều khiển xe và gặp Tổ công tác CSGT thổi nồng đồ cồn thường không chấp hành bằng việc không thổi vào máy đo chuyên dụng. Nhiều trường hợp lái xe đã bỏ lại phương tiện và rời đi khiến công tác xử lý vi phạm gặp khó khăn. Vậy tài xế không thổi nồng độ cồn sẽ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điểm b Khoản 10 và Điểm h Khoản 12, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng.
Ngoài ra, tài xế xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Đây là mức phạt cao nhất đối với lái xe ô tô vi phạm vượt quá nồng độ cồn.
Theo quy định tại Điểm g Khoản 8 và Điểm g Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn với mức phạt hành chính từ 6 - 8 triệu đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 9 và Điểm e Khoản 10, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt từ 16 - 18 triệu đồng.
Ngoài ra, người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, tất cả người điều khiển phương tiện khi không chấp hành thổi nồng độ cồn đều sẽ bị xử phạt hành chính ở mức cao nhất. Do đó, người dân khi đã uống rượu, bia không được lái xe để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tránh mất tiền và giữ Giấy pheo lái xe thời gian dài.
Theo Khoản 1, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 82 Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;”
Theo đó, khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT thì ngoài việc bị phạt tiền và tước bằng lái như đã trình bày ở trên, bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.