1. Hôi miệng
Nếu hơi thở của bạn có mùi, nó có thể là một dấu hiệu của bệnh lý nhiều hơn là do ăn không đúng thực phẩm. Một nghiên cứu cho thấy, 90% những người hôi miệng, nguyên nhân xuất phát từ miệng . Điều này có thể là do sự tích tụ vi khuẩn trên lưỡi làm giảm tác dụng của các hợp chất chống lại mùi hôi. Ngoài ra, đó có thể là dấu hiệu của sâu răng hay nhiễm trùng miệng (viêm nướu, viêm nha chu). Đây là điều kiện thuận lợi giúp các vi khuẩn trú ẩn, sinh sôi và phát triển mạnh, các thức ăn thừa còn đọng lại trên các lỗ hổng của răng bị phân hủy khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Để chống lại mùi hôi, hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên; tránh xa việc hút thuốc; tới nha sĩ 2 lần/năm để làm sạch và kiểm tra sức khoẻ răng lợi của bạn. Nếu làm vậy mà vẫn không tiến triển, mùi hôi có thể xuất phát từ các nơi khác, thậm chí từ dạ dày và ruột. Lúc này, cách tốt nhất là là đi khám bác sĩ.
2. Hơi thở có mùi thơm
Hơi thở có mùi thơm hoa quả có thể là một dấu hiệu của tiểu đường, một tình trạng xảy ra khi cơ thể không thể phá vỡ glucose tạo ra năng lượng do thiếu insulin. Khi đó, cơ thể bắt đầu phân hủy axit béo thành nhiên liệu. Điều này dẫn đến sự tích tụ các hóa chất có tính axit được gọi là xeton trong máu. Một trong những axit chính-acetone (giống thành phần có trong sơn móng tay) – là nguyên nhân gây ra mùi hoa quả trong hơi thở
Ngoài ra, nếu bạn béo phì và hơi thở của bạn ngọt ngào, đó có thể là dấu hiệu xấu cho thấy bạn có vấn đề về gan .
3. Mồ hôi có mùi chua hoặc hôi
Bản thân mồ hôi gần như là không có mùi, sự nhân lên nhanh chóng của vi khuẩn khi có mồ hôi và những gì chúng làm (phá vỡ mồ hôi thành axit) mới là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu.
Tuyến bài tiết ở da của con người có hai loại: apocrine và eccrine. Eccrine được phân bố trên hầu hết vùng da của cơ thể và gắn liền với chức năng điều hòa thân nhiệt, nghĩa là khi cơ thể nóng thì nó tiết nhiều và ngược lại (dĩ nhiên ngoài điều hòa nhiệt độ nó còn chức năng khác nữa). Apocrine thì lại khác, nó chỉ được phân bố ở vùng nách, vùng da sinh dục và vú.
Apocrine không có liên quan gì đến việc điều nhiệt mà chịu trách nhiệm sản sinh ra mùi con người với loại chất lỏng có chứa protein và các hợp chất hữu cơ khác.
Nếu mùi cơ thể của bạn tệ hơn bình thường, có thể là do sự thay đổi chế độ ăn uống hoặc nội tiết tố. Hãy đi gặp bác sĩ nếu bạn đổ mồ hôi vào ban đêm mà không vì lý do gì (dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh tật).
4. Hôi chân
Có khoảng 250.000 tuyến mồ hôi ở chân . Chúng ta biết rằng các tuyến mồ hôi là không mùi, vì vậy nếu chân bị hôi nghĩa là có sự xuất hiện của vi khuẩn. Chúng sẽ bám vào tất hoặc giày dép. Vì vậy, không nên đi cùng một đôi giày thường xuyên, tất được giặt giũ mỗi ngày và giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ, khô thoáng. Tuy nhiên, nhiễm trùng nấm có thể làm cho bàn chân của bạn có mùi khó chịu dù có làm gì, vì vậy mùi hôi dai dẳng, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị.
5. Nước tiểu có mùi
Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) dẫn đến nước tiểu có mùi giống như mùi hóa chất - Jamin Brahmbhatt, Bác sỹ khoa tiết niệu tại Orlando (Mỹ) nói. Điều này xảy ra sau khi các vi khuẩn, phổ biến nhất là E.coli xâm nhập vào đường niệu đạo và tiết niệu, sau đó nhân rộng cả bàng quang và gây nhiễm trùng.
Và, cũng giống như với mồ hôi hoặc hơi thở của bạn, nếu nước tiểu có mùi trái cây, hãy kiểm tra lượng đường huyết vì đây có thể là dấu hiệu cho bệnh tiểu đường.
6. “Xì hơi” quá nặng mùi
“Xì hơi” là một trong những hoạt động sinh lý rất bình thường của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, “xì hơi” lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật. Thường thì “xì hơi” không có mùi quá đặc biệt nhưng nếu quá nặng mùi, bạn có thể đang phải đối mặt với vấn đề tiêu hóa, không dung nạp lactose hoặc có vi khuẩn trong ruột.
7. Mùi hôi ở vùng kín
Khí hư là loại dịch tiết âm đạo bình thường, nhưng khi đi kèm với một thứ mùi khó chịu, bạn hãy dành thời gian để đi đến bác sĩ vì rất có thể “cô bé” đã bị nhiễm nấm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn như viêm âm đạo. Tuy nhiên, nếu những điều kiện đó không phải là nguyên nhân thì nên xem xét chế độ ăn uống hoặc thói quen có thể ảnh hưởng đến mùi.
8. Mùi cá tanh
Nếu cơ thể ai đó luôn toát ra mùi hôi thối giống như mùi cá ươn, chắc chắn họ đã mắc hội chứng trimethylaminuria. Đây là một rối loạn trao đổi chất hiếm gặp, gây ra rối loạn trong việc sản xuất các enzyme flavin. Enzyme bình thường có chứa hormone monooxygenase 3 (FMO3). Khi FMO3 bị thiếu thì cơ thể mất khả năng phá hủy các trymethylamine (TMA) trong quá trình tiêu hóa thức ăn thành trimethylamine oxide (TMAO). TMAO tích tụ dần trong cơ thể và khiến cơ thể khi thở, tiết mồ hôi nhiều và mồ hôi có mùi rất khó chịu như mùi cá chết.
Ngoài ra còn có dạng bệnh di truyền mang tên Primary Trimethylaminuria (TMAU sơ cấp) gây nên bởi một gene lỗi nhưng rất hiếm gặp cũng khiến cơ thể có mùi mồ hôi khó chịu như mùi cá. Mùi mồ hôi tanh như mùi cá chết còn xuất hiện ở những phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo loại garanerella vaginalis. Chính vi khuẩn này sinh ra mùi tanh.
Đây là những loại thực phẩm chứa những chất có thể tác động khiến cơ thể bốc mùi đến hàng giờ sau khi ăn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.