Ca sỹ Lệ Quyên với chiếc mũi độn silicone cao vút trước kia.
Gần đây, câu chuyện ca sỹ Lệ Quyên gặp biến chứng với chiếc mũi silicone và phải nhờ bác sỹ can thiệp để lấy ra khiến nhiều người quan tâm. Bởi sau 1 thời gian “gắn bó”, chiếc mũi với chất liệu nhân tạo đã không còn phù hợp và gây cho cô rắc rối.
Mới đây đại diện quản lý truyền thông của nữ ca sĩ cho biết, gần đây, chiếc mũi của cô trở nên đau nhức, sưng to. Ban đầu, Lệ Quyên nghĩ là viêm xoang đơn giản nên khá chủ quan. Nhưng cơn đau càng lúc nặng hơn, ảnh hưởng đến công việc nên cô quyết định đến gặp bác sỹ. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ chỉ định bắt buộc Lệ Quyên tháo sụn mũi giả vì không còn thích ứng với cơ thể.
Và cô đã phải tháo sụn mũi sau nhiều năm gắn bó vì gặp biến chứng.
Tuy nhiên, việc tháo sụn cũ cũng khó khăn vì sụn gắn quá lâu dính liền vào mũi. Ban đầu, Lệ Quyên dự tính qua liveshow mới tiến hành tiểu phẫu nhưng bác sĩ không đồng ý vì nếu để lâu sẽ gây nhiễm trùng, hoại tử, nguy hiểm tính mạng. Hiện Lệ Quyên yên tâm với ngoại hình mới dù mũi của cô vẫn còn sưng nhẹ. "Mọi thứ đều có lý do của nó. Phải tháo sụn gấp, chịu đau đớn nhưng giờ ngắm mình trong gương, tôi thấy thoải mái, trẻ trung. Sau này, tôi chẳng phải lo trong người có đồ giả nữa", nữ ca sĩ chia sẻ.
Bác sỹ Nguyễn Phan Tú Dung cho biết, nâng mũi là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ đơn giản, được nhiều người lựa chọn. Nhưng đây cũng là loại hình thẩm mỹ có tỷ lệ gặp biến chứng nhiều nhất. Trong một số trường hợp bị biến chứng bắt buộc phải gỡ bỏ sụn nâng mũi ra.
Biến chứng sau nâng mũi do chất liệu sụn rất thường gặp.
Rút sụn mũi là một điều bắt buộc đối với trường hợp sụn mũi không đảm bảo về mặt chất lượng và có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe. Với các dấu hiệu như: đau nhức, buốt ở mũi; có dấu hiệu sưng mủ; lộm cộm khó chịu; lộ sóng hay lòi sụn; mũi bị lệch… thì phải nghĩ ngay đến việc đi tháo sụn.
Việc tháo sụn mũi cũng không hề đơn giản vì lúc này, sau nhiều năm “gắn bó” sụn mũi đã liền với thịt nên việc tách bỏ khá khó khăn. Kỹ thuật tháo bỏ sụn cho những trường hợp có thể dẫn đến các rủi ro như: mũi sẽ bị nhăn, lệch hoặc lõm vì khoảng trống do sụn mũi để lại. Chính vì thế, việc tiến hành tháo sụn sẽ phức tạp hơn, cần thực hiện cẩn thận, an toàn.
Cũng theo bác sỹ, việc lựa chọn được chất liệu độn mũi vô cùng quan trọng. Một chất liệu độn mũi tốt phải đảm bảo các yếu tố sau: có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tem bảo hành và hạn sử dụng đầy đủ. Chất liệu đó phải được đánh giá là có tương thích với cơ thể không? Quan trọng là chất liệu đó phải có độ mềm cao vừa không làm tổn thương mũi, vừa phải bảo vệ được đầu mũi nhưng vẫn có khả năng tạo dáng mũi chuẩn đẹp tự nhiên. Đừng lựa chọn những sụn quá cứng, quá cao so với đầu mũi…
Cả sụn tự nhiên lẫn sụn nhân tạo đều có sự không tương thích và đào thải.
Trong khi đó, Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Vũ Sơn (tốt nghiệp Học viện Quân Y, tu nghiệp nước ngoài ngành Spa và thẩm mỹ với gần 20 năm kinh nghiệm) lại có ý kiến ngược lại khi cho rằng sụn silicone được dùng trong phẫu thuật nâng mũi rất hiếm khi xảy ra tình trạng không tương thích. Những ca biến chứng như bóng, đỏ đầu mũi thường do nhiễm trùng, nâng mũi quá cao và dài gây mỏng da, rối loạn tuần hoàn đầu mũi, thời tiết lạnh... Không tương thích với sụn không phải là nguyên nhân gây nên hiện tượng trên.
Không có sụn nào có thể thích nghi vĩnh viễn.
Chính vì thế, quan niệm về việc sử dụng sụn nhân tạo hay sụn tự thân là hợp lý và an toàn cho người sử dụng? Theo một chuyên gia thẩm mỹ, cả 2 loại sụn trên đều không có giá trị vĩnh viễn như lời quảng cáo, sụn nhân tạo có tính chất bào mòn da nên qua thời gian phần sụn sẽ tụt xuống, giá đỡ cho sụn nhân tạo lúc này là lớp da đầu mũi mỏng manh nên sẽ dễ dàng dẫn đến biến chứng. Còn sụn tự thân thì lại có hiện tượng co rút, teo đi gây nhăn nhúm, biến dạng. Chính vì thế, nên kết hợp cả 2 loại sụn và thêm sụn vách ngăn để tạo độ mềm mại, tự nhiên.
Cô thừa nhận, mình đã mạnh dạn thay đổi dáng mũi với mong muốn phong thủy và cuộc sống thay đổi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.