Mỹ, Nga hợp tác tìm người ngoài hành tinh trên sao Kim

Serene Nguyễn Chủ nhật, ngày 08/01/2017 11:17 AM (GMT+7)
Sao Kim có một số đám mây hình thù ma quái chuyển động xoáy quanh bầu khí quyển của nó, và các nhà khoa học nghĩ rằng đó có thể là một thế lực xấu đang tác động đến cuộc sống bên ngoài trái đất.
Bình luận 0

img

Một số vệt đen ẩn trong những đám mây đã gây sự chú ý của các nhà khoa học từ những năm 1960, dẫn đến một đề xuất mới là thăm dò hành tinh thứ hai của hệ mặt trời để tìm cuộc sống của người ngoài hành tinh vào năm 2025.

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Nga sẽ trình kế hoạch cho nhiệm vụ mới này, được gọi là dự án Venera-D. Theo kế hoạch, một tàu quỹ đạo không người lái sẽ được phóng vào tâm điểm của hiện tượng bí ẩn này. Nếu được phê chuẩn, dự án Venera-D sẽ là một nỗ lực chung giữa Roscosmos (cơ quan không gian của Nga) và NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ.

Mục tiêu chính của dự án này là để xác định những vệt đen này có khả năng là bằng chứng của sự sống vi sinh vật không. Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều loại giả định xung quanh những vệt đen này: Một số nghĩ rằng nó có thể là các hạt phân tán, như sắt hoặc lưu huỳnh, trộn lẫn vào những đám mây. Những người khác cho rằng nó có thể là băng, mặc dù nhiệt độ của hành tinh đó là gần 900 độ F trên bề mặt, và điều này khó có thể xảy ra.

"Tôi không thể nói rằng có sự sống vi sinh vật bên trong những đám mây của sao Kim", Sanjay Limaye, một thành viên của nhóm Venera-D, đã trả lời Tạp chí Astrobiology. "Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có thể. Cách duy nhất để tìm hiểm là tiếp cận khu vực đó và nghiên cứu mẫu không khí. "

Các nhà khoa học có rất ít manh mối về nguyên nhân tạo ra những vệt đen đó. Nhưng họ biết chắc rằng những vệt đó hấp thụ tia sáng cực tím không giống như phần còn lại của bầu khí quyển. Họ cũng biết rằng nếu những vệt này đã tồn tại cuộc sống vi sinh vật, chúng có thể có một lớp bảo vệ bằng chất trùng hợp (polime) hình vòng, điều này sẽ ngăn chặn một lượng lớn chất axit sulfuric. Một yếu tố khác cần xem xét đến là chuyển động xoay nhanh của hành tinh, một hiện tượng xảy ra khi khí quyển quay ở một tốc độ nhanh hơn so với bề mặt.

Đã có nhiều rắc rối trước đây khi khám phá sao Kim. Áp lực bề mặt cao và thậm chí nhiệt độ cao hơn đã gây ra nhiều khó khăn cho việc lắp đặt công nghệ nghiên cứu trên bề mặt của nó. Tàu Mariner 5 đã hạ cánh thành công đầu tiên, nhưng nó chỉ tồn tại được 93 phút. Để dự án Venera-D thành công, cần phải có một loại công nghệ đặc biệt mà các nhà khoa học chưa từng tạo ra trước đó.

Thiết kế được đề xuất là một phương tiện sử dụng năng lượng mặt trời để có thể xuyên qua các đám mây thu thập dữ liệu vào ban đêm. Trong ngày, nó sẽ có nguồn dự trữ heli cho phép nó nổi mà không cần sử dụng nguồn điện. Nó cũng sẽ có các cánh lớn để hỗ trợ di chuyển trong điều kiện bất ổn. Những cơ chế này có thể cho phép con tàu chuyển đổi giữa các độ cao khác nhau của bầu khí quyển.

Đáng ngạc nhiên, với thiết kế này, nhóm nghiên cứu cho rằng thiết bị này sẽ có thể tồn tại được trong một năm hoặc lâu hơn, cung cấp đủ thông tin cho các nhà khoa học để có thể xác nhận liệu có cuộc sống khác trong hệ mặt trời của chúng ta hay không. Thật không may, chúng ta sẽ chưa có phản hồi từ NASA hay Roscomos cho đến cuối năm nay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem