Theo NYT, chính quyền Mỹ nên quyết định bên nào là nguy hiểm hơn: Nga hay Trung Quốc, và sau đó nên điều chỉnh chính sách của mình. Trước đây quan điểm của các chính trị gia Mỹ về Nga đã là tương đối rõ ràng. Những người theo xu hướng chính trị cánh hữu đã lo sợ người Nga. Còn những người theo xu hướng cánh tả cho rằng, "mối đe dọa đỏ" chỉ là câu chuyện kinh dị bình thường. Nhưng, thời đại đó đã qua, tác giả Ross Dautat viết.
Dưới thời "Chiến tranh Lạnh" Washington đã chủ trương duy trì nguyên trạng, thực thi chiến lược răn đe và "giành sự hỗ trợ cho các cầu thủ xấu để không xuất hiện một cầu thủ tồi tệ hơn".
Từ trái qua, Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Vào đầu thế kỷ XXI, có vẻ là Washington và Moscow bắt đầu đóng vai người khác: Mỹ bắt đầu đi giao giảng "tự do, dân chủ", và Nga thích hơn "các nhà lãnh đạo mạnh mẽ, tình hình ổn định và hiện trạng," nhà báo viết tiếp. Hiện nay, ví dụ, ở Trung Đông, Moscow vẫn đóng vai trò một người bảo vệ sự ổn định, trong khi Washington vẫn đóng vai trò một người theo chủ nghĩa xét lại.
Tác giả của tờ NYT nhấn mạnh rằng, trên thực tế, hiện nay mục tiêu chính của Washington ở Trung Đông không phải là kiềm chế sự bành trướng của Nga, mà là ngăn chặn sự lây lan của khủng bố Hồi giáo (IS), chấm dứt cuộc khủng hoảng với người tị nạn và đảm bảo tính ổn định tương đối của trật tự trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này Mỹ cần phải làm việc với Nga, tác giả Ross Dautat nhấn mạnh.
Nếu nói về toàn bộ châu Á, thì tình hình là rõ ràng hơn. Đúng, Nga vẫn là một đối thủ địa chính trị của Mỹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Moscow nguy hiểm hơn IS hay… "Trung Quốc giàu có và mạnh mẽ", nhà báo Ross Dautat viết. Trong bối cảnh này, Mỹ nên xem xét lại chính sách ở châu Á. Nếu cuối cùng Washington xem Bắc Kinh như một đối thủ lớn và mạnh hơn Moscow, thì Mỹ sẽ phải tìm cách thiết lập "sự hợp tác thận trọng" với Nga, NYT nhận xét.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.