Mỹ thất bại với bao nhiêu loại xe tăng trong Chiến tranh Việt Nam?
Mỹ thất bại với bao nhiêu loại xe tăng trong Chiến tranh Việt Nam?
Chủ nhật, ngày 20/06/2021 06:30 AM (GMT+7)
Sử dụng rất nhiều loại xe tăng ở mọi phân khúc, từ hạng nhẹ đến "siêu trường - siêu trọng" trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng vì quá tự tin cùng việc áp dụng những lối tác chiến sai lầm... sau cùng quân đội Mỹ vẫn chịu thất bại thảm hại.
Có mặt sớm nhất trong chiến tranh Việt Nam và đã xuất hiện từ thời Pháp xâm lược Việt Nam, M24 Chaffee được coi là một trong những chiếc xe tăng đầu tiên của Mỹ (viện trợ cho Pháp) được sử dụng trên chiến trường Việt Nam. Có trọng lượng chỉ 18 tấn và giáp dày nhất cũng chỉ 38 mm kèm theo khẩu pháo chính 75 mm, giáp và hỏa lực của chiếc xe tăng này chỉ được xếp vào hàng trung bình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù có giáp bảo vệ kém, thế nhưng Mỹ-Pháp tin rằng quân đội Việt Minh sẽ không có vũ khí chống tăng để có thể đối đầu lại với những chiếc xe tăng hạng nhẹ này. Dẫu vậy, chúng không thể ngờ rằng, với tấm lòng quả cảm của những chiến sỹ cầm bom ba càng xông thẳng vào xe tăng địch, những chiếc M24 đã phải nhận nhiều "quả đắng" ở Hà Nội trong những ngày đêm toàn quốc kháng chiến. Lần cuối cùng xe tăng M24 được đưa ra thực chiến tại Việt Nam là trong trận Tết Mậu Thân 1968. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng M41 Walker Bulldog được Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam để thay thế cho những chiếc M24 lỗi thời đã phục vụ tại chiến trường này từ thời chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Giống với M24, những chiếc M41 cũng là xe tăng hạng nhẹ và có giáp dày nhất chỉ 31,7 mm. Chiếc xe tăng này được trang bị pháo 76 mm thay cho khẩu 75 mm trên chiếc M24. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong giai đoạn từ năm 1964 tới 1965, M41 Walker Bulldog được trang bị trong biên chế VNCH như một loại xe tăng chủ lực chiến trường với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên sau đó, Mỹ nhận thấy loại xe tăng này hạng nhẹ này không thể đủ sức chống đỡ lại hỏa lực súng chống tăng B40 và B41, nên đã sớm dừng cung cấp M41 cho chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng trong giai đoạn này, phía thủy quân lục chiến và lục quân Mỹ còn sử dụng một loại xe tăng nữa như một loại xe tăng chủ lực của Mỹ trên chiến trường Việt Nam đó là chiếc M48 Patton. Khác hẳn với M41, M48 có lớp giáp dày thân dày tương đương 220 mm, giáp tháp pháo dày tới 178 mm và sở hữu khẩu pháo chính 90 mm đầy uy lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi quân Mỹ rút lui khỏi chiến trường Việt Nam năm 1973, một số lượng lớn các xe tăng M48 được chuyển cho VNCH. Tuy vậy, kể từ năm 1972, quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng các loại tên lửa chống tăng có điều khiển như B72 trên chiến trường, khiến chiếc xe tăng hạng trung này không còn "tác oai tác quái" như trước. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có trọng lượng tới 59 tấn, xe tăng hạng nặng M103 cũng từng được Mỹ xác nhận đã có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế chưa từng có tài liệu nào ghi nhận sự xuất hiện của M103 trên chiến trường thực chiến tại Việt Nam cả. Nguồn ảnh: Limits.
Được trang bị khẩu pháo 120 mm kèm theo đó là lớp giáp dày tương đương 254 mm, xe tăng hạng nặng M103 thực sự sẽ là một con quái vật nếu nó được triển khai trên chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên trọng lượng lên tới 60 tấn của nó sẽ khiến việc cơ động trên chiến trường Việt Nam với kiểu địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều đồi núi và đường đất sẽ trở thành nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Nguồn ảnh: Limits.
Một chiếc xe tăng đặc biệt khác được Mỹ sử dụng tại Việt Nam đó chính là M67 "Zippo". Đúng như tên gọi Zippo của nó, đây bản chất là một chiếc M48 Patton được thiết kế lại với việc đặt máy bơm tăng áp và thùng nhiên liệu cháy cỡ lớn bên trong xe. M67 được sử dụng với số lượng hạn chế trong chiến tranh Việt Nam vì với vũ khí chính là súng phun lửa, nó có tầm chiến đấu cực kỳ hạn chế và hoàn toàn vô dụng trước các cụm hỏa lực kiên cố hoắc các xe thiết giáp của phía quân giải phóng. Nguồn ảnh: Wiki.
Anh Tú (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.