Năm nay, xuất khẩu nông sản sẽ đạt siêu kỷ lục 36,2 tỷ USD

Nguyên Vỹ Thứ hai, ngày 04/12/2017 18:32 PM (GMT+7)
Dù gặp rất nhiều bất lợi và thiệt hại từ thiên tai, kết thúc năm 2017, nông nghiệp vẫn là ngành sẽ về đích thành công ngoạn mục. Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay: 36,2 tỷ USD.
Bình luận 0

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn chia sẻ như thế tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp do Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) tổ chức tại TP.HCM chiều ngày 4.12.

img

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, ngành nông nghiệp sẽ về đích thành công trong năm 2017. Ảnh Nguyên Vỹ

Đại diện ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Tuấn cho biết vượt qua rất nhiều bất lợi, năm 2017, ngành nông nghiệp vẫn tin tưởng sẽ về đích thành công khi chỉ tiêu tăng trưởng của ngành đạt tốc độ 3%. Trong đó, tốc độ tốt nhất là ngành lâm  nghiệp là (6,5%) và thủy sản (6%). Đây là con số ấn tượng khi 6 tháng đầu năm ngành nông nghiệp tăng tưởng âm.

Về chỉ tiêu xuất khẩu, hết 11 tháng, toàn ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 33,1 tỷ USD, tương đương năm 2016. Còn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2017, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt mốc 36,2 tỷ USD.

img

Năm qua, nông nghiệp việt nam chịu nhiều bất lợi. Ảnh Nguyên Vỹ

 “Chúng tôi tin tưởng rặn ngưỡng tăng trưởng kinh tế đạt 12 – 13% là rất cao so bình quân 5 năm trước chỉ đạt 5%”, Thứ trưởng nói.

Chỉ tiêu thứ 3 là xây dựng nông thôn mới (NTM). Hết tháng 11, ngành nông nghiệp cũng đã thành công khi hoàn thành nhiệm vụ 32% số xã đạt 19 tiêu chí về NTM. Chỉ tiêu về độ che phủ rừng cũng hoàn thành, đạt 41 – 45%.

Đánh giá lại cả năm 2017, đại diện ngành nông nghiệp cho rằng có nhiều bài học rút ra, trong đó có công lao đóng góp của toàn thể nông dân, cộng đồng doanh nghiệp; và quan trọng là Chính phủ kiến tạo đã có nhiều điều chỉnh quan trọng trong chính sách, tạo động lực lớn cho ngành nông nghiệp, nông thôn phát triển.

img

Thủy sản là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt. Ảnh Nguyên Vỹ.

“Bên cạch các kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước, tất nhiên vẫn còn nhiều nút thắt mà Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục đồng hành, đối thoại với nông dân, nhất là cộng đồng doanh nghiệp để khơi thông tiềm năng, sức mạnh trong thời gian tới”, Thứ trưởng Tuấn chia sẻ.

Khi khảo sát ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trước thềm Hội nghị, báo cáo của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính cho thấy vẫn có sự chuyển biến chậm về tư duy, hành động của các cấp chính quyền địa phương; thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp; quá trình thực thi chính sách đôi khi méo mó đi ngược chủ trương

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, các hội nghị đối thoại doanh nghiệp mà Hội đồng tư vấn tiến hành là một trong những nội dung nhằm triển khai chỉ đạo của Chính phủ để cải cách các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

img

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp nhằm tháo gỡ tháo gỡ các rào cản trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Ảnh Nguyên Vỹ

“Vấn đề tiên quyết là các bộ, địa phương cùng cộng đồng doanh nghiệp phải ủng hộ, quyết tâm triển khai tinh thần này, đồng lòng hợp tác công tư để vượt qua khó khăn, phát huy nội lực đưa kinh tế xã hội đi lên”, Bộ trưởng Dũng chia sẻ.

Theo báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 của Ngân hàng Thế giới vừa công bố, Việt Nam tiếp tục tăng hạng khi xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá, tăng thêm 14 bậc so năm 2017. Trước đó, Việt Nam đứng vị trí số 82/190, tăng 9 bậc so năm 2016. Như vậy, sau 2 năm xếp hạng môi trường kinh doanh, Việt Nam tăng 23 bậc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem