Nâng cao lợi nhuận cho lúa hè thu

Thứ sáu, ngày 11/05/2012 05:23 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Bón phân đúng phương pháp, tức là đảm bảo tương quan với tất cả các “đúng” khác, nhất là đúng thời gian và liều lượng.
Bình luận 0

Trong bài trước, chúng ta đã nói về cách bón phân cho lúa hè thu (HT) sao cho đúng liều lượng và đúng thời gian. Bài này, chúng ta sẽ tiếp tục nói về các nguyên tắc bón phân còn lại theo phương pháp “ 5 đúng”. Nguyên tắc thứ 3 trong phương pháp “5 đúng” là bón phân đúng phương pháp, tức là đảm bảo tương quan với tất cả các “đúng” khác, nhất là đúng thời gian và liều lượng.

Đúng phương pháp đặc biệt đối với lúa là áp dụng phân đạm có hiệu quả và tiết kiệm thông qua biện pháp dùng bảng so màu lá lúa. Áp dụng trong giai đoạn đẻ nhánh (18 - 22 ngày sau sạ) và hình thành gié (30 - 53 ngày sau sạ). Nếu thang màu < 3,="" bón="" 30kg="" n/ha="" (chú="" ý="" 1kg="" n="" quy="" ra="" khoảng="" 2,17kg="" urea).="" nếu="" thang="" màu="" giữa="" 3="" và="" 4,="" bón="" 20kg="" n/ha.="" còn="" nếu="" thang="" màu=""> 4, không nên áp dụng phân N. Lưu ý chỉ áp dụng bảng so màu lá điều chỉnh bón đạm theo hướng hiệu quả và tiết kiệm, các loại phân lân và kali bón bình thường.

img
Bón phân hay dùng thuốc BVTV phải đảm bảo cách ly 15 ngày trước khi thu hoạch.

Nguyên tắc thứ 4 là bón đúng loại phân để giúp nâng cao hiệu quả phân bón và tiết kiệm chi phí, đảm bảo đúng thành phần và chất lượng. Bón đúng loại cũng là dùng đúng loại phân cho từng loại đất. Với đất trồng lúa ngập nước thường xuyên, đạm dễ bay hơi do quá trình Nitrat hóa thì không dùng phân đạm có gốc Nitrat như phân amôn nitrat (NH4NO3).

Với đất phèn (pH = 4,5 - 5,5) còn gọi là đất chua thì bón vôi có chứa magie cacbonat, vừa điều chỉnh được pH giảm bớt chua phèn, vừa cung cấp thêm Mg. Đất chua lại thường bị ngộ độc sulphat nên tránh dùng phân có gốc SO4 như phân đạm sunphat (NH4)2SO4. Nên chú ý đất hay bị sinh phèn bề mặt trong vụ HT vì sau khi sạ, cấy đất thường bị thiếu nước do không có mưa hoặc bơm không đủ, phèn tiềm tàng từ tầng dưới di chuyển lên phía trên lớp đất mặt qua những mao mạch của đất gây hại cây lúa.

Với đất mặn có nhiều yếu tố Clo (Nacl) nên tránh dùng phân có gốc Cl như phân đạm Clorua (NH4Cl). Còn với đất kiềm (thường ở ven biển có độ pH > 7,5) đạm rất dễ bay hơi, nên hạn chế dùng phân urea.

Đúng loại phân trong các trường hợp này nên thay khác dạng phân đạm hoặc dùng phân hỗn hợp có nhiều đạm.

Cuối cùng là bón đúng thời gian cách ly. Đây là một yêu cầu rất quan trọng, nó nhắc nhở nông dân không nên áp dụng phân bón tùy tiện kể cả phân bón đất, lá hay chất kích thích, điều hòa sinh trưởng khi lúa sắp thu hoạch vì dễ tạo ra tồn lưu hóa chất trong hạt vượt mức cho phép gây độc hại cho người sử dụng. Thường cách ly tùy theo loại phân nhưng tốt nhất nên cách ly 15 ngày trước khi thu hoạch. Đây là yếu tố phải tuân thủ, nhất là cho các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem