Nắng nóng như chảo lửa, cha mẹ cần biết những bệnh này đang hoành hành

Diệu Thu Thứ tư, ngày 04/07/2018 09:55 AM (GMT+7)
Bệnh nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là viêm não Nhật Bản đang hoành hành tấn công trẻ vì nắng nóng.
Bình luận 0

Viêm não Nhật Bản tập trung ở trẻ lớn tuổi

Khu vực miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt diện rộng với nhiệt độ nhiều nơi vượt ngưỡng 40 độ C. Nắng nóng khiến số ca mắc viêm não Nhật Bản ở trẻ lớn tuổi gia tăng.

TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết, trong mấy ngày qua, khoa tiếp nhận đột biến các ca mắc viêm não. Những ca bệnh này chủ yếu là ở các cháu tại các tỉnh vùng núi phía bắc như Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…

BS Tuấn cho biết thêm, khi khai thác thông tin, hầu hết các gia đình có con mắc viêm não Nhật Bản đều trả lời rằng họ quên cho con đi tiêm chủng nhắc lại, chỉ chú ý tiêm phòng cho con trong giai đoạn 1 tuổi.

img

Trẻ khổ sở nhập viện vì nắng nóng như chảo lửa.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, từ đầu mùa đến giờ có khoảng 37 ca, so với mọi năm thì lứa tuổi mắc năm nay lại cao hơn mọi năm. Hiện tại trong khoa có khoảng gần chục ca viêm não Nhật Bản, hầu hết là những ca nặng. Cháu lớn nhất khoảng 15- 16 tuổi, còn lại đa số là các cháu 10- 12 tuổi. Thông thường trẻ lớn trên 10 tuổi thì có kháng thể tự nhiên, chống lại không mắc viêm não Nhật Bản, nhưng những trẻ không được tiêm phòng, sẽ mắc viêm não.

Thông thường viêm não Nhật Bản thường xảy ở độ tuổi 2- 8 tuổi, nhưng năm nay, lứa tuổi nhập viện cao hơn, khoảng 8-12 tuổi, đa số các bệnh nhi vào viện đã ở tình trạng nặng nề. Khi được hỏi, các bậc phụ huynh không nhớ tiền sử tiêm chủng của con, có cháu không tiêm mũi nhắc lại. Đây là lý do làm cho trẻ dễ mắc bệnh.

Di chứng của viêm não Nhật Bản là liệt tứ chi, nhiều trẻ không tự thở được, phải mở khí quản để thở máy kéo dài.

Bác sĩ Lâm khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tiêm phòng cho con mình đầy đủ và tiêm nhắc lại 3 năm 1 lần đến năm 15 tuổi.

Bệnh nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa hoành hành vì nắng nóng

Một trong những bệnh được coi là đỉnh điểm ở giai đoạn này được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực là nhiễm khuẩn do tụ cầu.

Một ca bệnh vô cùng đặc biệt đang được điều trị tích cực là một bé gái 17 tháng tuổi đến từ Yên Bái vì căn bệnh này. Dù mới 17 tháng, nhưng bé đã nặng 17 cân. Từ một vết xước đơn giản trên cơ thể, bé đã được điều trị kháng sinh ở bệnh viện tuyến dưới nhưng không khỏi. Khi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương, bé đã bị suy đa tạng: suy thận, suy gan, nhiễm khuẩn huyết. Hiện tại, các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng suy đa tạng của cháu bé. Bé đang được điều trị kháng sinh tối đa và được nằm phòng riêng tại khoa Hồi sức tích cực để phòng nguy cơ bị sốc do suy tim, các biến chứng suy hô hấp.

TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết, mùa hè là mùa các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn liên quan vi khuẩn gram dương, nhiễm khuẩn huyết tụ cầu tăng hơn.

“Mùa hè nóng nực, các cháu ra mồ hôi nhiều, nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ phát triển. Qua những tổn thương như vết xước trên da, nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn xâm nhập vào máu, dễ gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, viêm tấy a nhiệt độ cho bé khi ra ngoài.

Ngày 3/7, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh đã kí công văn gửi đến Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành, Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đề nghị tích cực chống nắng cho người bệnh.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu tại các khoa khám bệnh cần phải bố trí đủ đầy đủ ghế ngồi, bổ sung quạt đảm bảo thoáng, mát cho người bệnh trong thời gian chờ khám; lắp đặt điều hòa nhiệt độ (nếu có điều kiện), cung cấp nước uống miễn phí cho người bệnh.

Nắng nóng, riêng Bạch Mai mỗi ngày hơn 30 ca đột quỵ cấp cứu

Khoa Cấp cứu – BV Bạch Mai cho biết do thời tiết nắng nóng, hiện trung bình mỗi ngày có hơn 30 ca đột quỵ nặng cấp cứu...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem