Xứng danh con gái làng Chuông
Ngay từ lúc lên 7 tuổi, chị Hương đã được hướng dẫn để theo học nghề làm nón. Vốn có tình yêu nghề cộng với sự dạy bảo tận tụy từ người mẹ của mình là nghệ nhân Phạm Thị Điền, chị nhanh chóng trở thành thợ làm nón nổi tiếng.
|
Chị Hương giới thiệu nón với khách hàng. |
Chị tâm sự: “Hồi đầu, mỗi chiếc nón chỉ đủ đong được 1 cân gạo, không đủ sống. Tôi trăn trở, làm thế nào để chiếc nón có thêm giá trị”. Nghĩ vậy, chị lặn lội đi tìm các công ty để nhận đặt hàng. “Khi ấy tôi cứ nhận đại là các bác muốn làm nón gì em cũng có, đảm bảo đủ thời gian, tiến độ, kích thước và chất lượng sản phẩm. Khi nhận làm, tôi đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đã ký nên khách rất yên tâm”.
Theo chị Hương, để làm nên một sản phẩm nón phải mất khá nhiều thời gian và công sức, bắt buộc phải qua 5-6 công đoạn. Trước tiên là công việc tuyển chọn vành tre, xử lý đề chống mối mọt. Khi đã hoàn thành lại chuyển sang công việc chọn lá, sau đó đem vò với cát, phơi nắng, sấy rồi lại đem phơi sương… Cuối cùng là chọn vành nức, liếc, khâu nhồi sao cho thật chắc tay mới tạo nên đường nét, hình khối như một tác phẩm nghệ thuật sống động.
Không chỉ dừng lại ở đó, chị Hương còn trực tiếp nghiên cứu và sáng tạo ra hàng trăm mẫu nón mới. Ngoài hai loại nón truyền thống là nón tròn và nón quai thao của làng nghề, chị cải tiến thêm các loại nón mới như nón to, nón lưu niệm, nón bộ, nón chao đèn… Cũng theo chị Hương, điều làm nên sự khác biệt giữa nón làng Chuông với các sản phẩm nón khác là bởi chất lượng, có thể bền đẹp trong 5 năm liền mà không bị thâm, mọt.
20 tuổi, xuất khẩu 20.000 nón lá
Còn nhớ câu chuyện của 13 năm về trước (1998), chị chia sẻ: “Đó là một trong những kỷ lục đối với người làm nón ở Phương Chung nói chung và bản thân tôi nói riêng. Vào thời điểm ấy, có công ty về đặt hàng với số lượng tương đối lớn: Khoảng 20.000 chiếc nón. Họ bảo nếu không đảm bảo đủ thời gian, các chị hoàn toàn chịu trách nhiệm. Lúc đó, tôi cũng lo lắng lắm. Nhưng cứ nghĩ nếu mình sợ thì sẽ không làm được việc”.
Nhận là làm, kết quả chỉ 2 tháng sau, 20.000 chiếc nón với đủ mọi kích cỡ nằm gọn gàng trong các container trước sự sững sờ của cả những người mua và người làm ra nó.
Kiểm tra tiến độ thực hiện dạy nghề nông dân
Từ đầu tháng 11.2011, Ban chỉ đạo T.Ư thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về dạy nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020 đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra hoạt động dạy nghề nông dân ở các tỉnh. Theo Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH), các đoàn do Bộ LĐTBXH, Bộ NNPTNT, Hội Nông dân Việt Nam đang tỏa đi các tỉnh kiểm tra tiến độ thực hiện, hiệu quả lớp học và xem xét tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vị tổ chức lớp học. Ngoài ra, các đoàn cũng tìm hiểu một số mô hình dạy nghề hiệu quả (đã làm thí điểm hoặc mô hình do các tỉnh thực hiện) để nhân rộng trong thời gian tới).
Lê An
Chị Hương tâm sự: “Có những lúc lặn lội với nón mà quên ăn cơm, đói lả ra vẫn đến các nhà động viên người ta cố gắng làm kịp tiến độ”.
Ngoài làm nghề, chị Hương còn tham gia rất nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm. Năm 2003, chị làm 4 chiếc nón gắn với 4 quả bóng thả treo ở hồ Hoàn Kiếm nhân dịp SEA Games 22 với tựa đề “Việt Nam quê hương tôi”. 4 chiếc nón có kích thước dài 2m, rộng 3,6m, cao 1, 8m. Năm 2007, tại Lễ hội Phố Hoa, chị cũng làm một chiếc nón với kích thước dài 1,5m, rộng 3m và cao 1,5m. Năm 2010, theo đơn đặt hàng, chị làm một chiếc nón khổng lồ có kích thước 3,6m ghép lại thành hình cây thông Noel trưng bày ở khách sạn Sài Gòn.
Tới giờ, dù đã giàu bằng nghề làm nón, được phong tặng nghệ nhân làng nghề, chị Hương vẫn cần mẫn làm nghề và thiết kế mẫu sản phẩm cho nón lá với mong mỏi nón Việt Nam sẽ có chỗ đứng vững chắc không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Hồ Phương Phúc
Vui lòng nhập nội dung bình luận.