1. Ăn khi đói và dừng lại khi đã thấy no
Hành vi đơn giản này là dấu hiệu của ăn uống lành mạnh nhưng không ít người làm được điều đó. Chúng ta thường quên ăn nên bị đói và sau đó là ăn vội vàng để lấp đầy cái dạ dày khi ngồi trước tivi hoặc trong một bối cảnh cảm xúc không bình thường.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe cơ thể trong những hoàn cảnh này. Theo đó, một mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm là tin tưởng vào những tín hiệu bên trong, chứ không phải những cái bên ngoài, để quyết định ăn cái gì và ăn bao nhiêu. Lời khuyên cho tất cả mọi người là nên dừng khi cảm thấy đủ, chứ không phải ăn theo cách nhồi nhét cho đến khi căng tức bụng.
2. Có một chế độ ăn uống đa dạng với nhiều loại thực phẩm
Theo các chuyên gia, một mô hình ăn uống lành mạnh phải bao gồm đa dạng các loại thực phẩm. Chế độ này sẽ đảm bảo cho bạn nhận được tất cả các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Điều đó thậm chí còn đúng hơn nếu chế độ ăn có nhiều thực phẩm nguyên chất chưa qua chế biến, thường giàu dinh dưỡng hơn các thực phẩm chế biến sẵn.
3. Ăn đủ
Trong suy nghĩ của nhiều người, ăn uống lành mạnh nghĩa là làm thế nào để có thể ăn ít calo nhất mà vẫn sống sót. Nhưng trong thực tế, chúng ta nên ăn đủ.
Mỗi người có nhu cầu về calo khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động. Calo không phải là kẻ thù hoặc một thứ gì đó xấu xa cần giảm bằng mọi giá. Nó là nguồn năng lượng giúp bạn sống và làm những gì yêu thích. Và nếu không ăn đủ calo, bạn có thể cảm thấy chán nản, yếu mệt, đau nhức và nhiều vấn đề khác.
4. Có thể leo một lúc 2 lượt cầu thang mà vẫn cảm thấy tốt
Nếu bạn muốn trở thành một vận động viên thể hình hoặc marathon chắc chắn sẽ phải cần nhiều sức lực hơn. Nhưng sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn không khao khát những mục tiêu đó mà chỉ đơn thuần là một người bình thường khỏe mạnh.
Thời lượng tập thể dục được khuyến nghị cho sức khoẻ tốt là 150 phút hoạt động cường độ vừa phải mỗi tuần, như đi bộ nhanh.
Có một tiêu chuẩn khác mà các bác sĩ sử dụng để xác định sức khỏe thể chất. Nếu bạn có thể leo khá nhanh 2 lượt cầu thang mà không dừng lại và vẫn cảm thấy tốt thì đó là mức độ gắng sức vừa phải. Khả năng này cho thấy rằng cơ thể bạn có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động cường độ cao khác.
5. Có thể thức dậy mà không cần chuông báo thức
Thiếu ngủ gây ra nhiều nguy cơ đối với cơ thể và bộ não. Nghiên cứu đã liên hệ thiếu ngủ với tăng tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer, béo phì, đột quỵ và tiểu đường. Đó là lý do tại sao việc ngủ đủ 8 tiếng đồng hồ một đêm là rất quan trọng.
Nếu thường thức dậy vào buổi sáng mà không cần chuông báo thức, cảm thấy tươi tỉnh và sảng khoái thì chứng tỏ bạn đã ngủ rất ngon.
6. Không ngủ quá nhanh
Chìm vào giấc ngủ trong một khoảng thời gian trung bình, khoảng 10 đến 20 phút, là dấu hiệu cho thấy giấc ngủ của bạn khá tốt. Nhưng nếu ngủ thiếp đi ngay khi vừa đặt lưng xuống giường, thì có lẽ bạn chưa được ngủ đủ.
Nếu bạn đang ngồi trong xe hoặc trên máy bay và ngủ thiếp đi bất kể lúc đó là ban ngày thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu ngủ.
7. Hiểu rõ các mức độ cảm xúc của mình
Sức khoẻ tinh thần cũng quan trọng ngang với sức khoẻ thể chất. Theo đó, sức khỏe cảm xúc là khả năng kiểm soát toàn bộ các cảm xúc và hiểu rằng tất cả chúng bình thường. Đôi khi bạn có thể cảm thấy tức giận, buồn, lo lắng và chán nản. Đó là điều hết sức bình thường và một dấu hiệu tốt của sức khỏe cảm xúc là hiểu rõ rằng không phải chúng đều diễn ra vĩnh viễn.
Với stress cũng vậy, vấn đề không phải là không có những yếu tố gây stress mà là nhận ra và tìm ra các chiến lược để quản lý, đối phó với nó.
8. Đủ năng lượng để làm những điều mình muốn
Đây là một dấu hiệu tốt của sức khoẻ. Và năng lượng đó có thể là năng lượng thể chất và năng lượng cảm xúc. Luôn nhớ rằng sức khoẻ là vấn đề cá nhân và nếu lo lắng mình không khỏe mạnh hoặc chỉ đơn thuần là tò mò về tình trạng của mình thì hãy đến gặp bác sĩ.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người chết mỗi ngày. Theo số liệu này, WHO xếp...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.