Nga gửi thông điệp ớn lạnh cho Ukraine

Tuấn Anh (Theo Al Zaeera) Thứ năm, ngày 10/02/2022 06:30 AM (GMT+7)
Các chuyên gia đưa ra cảnh báo về các cuộc tập trận sắp diễn ra mà NATO cho rằng đây là đợt triển khai lớn nhất tới Belarus kể từ Chiến tranh Lạnh.
Bình luận 0
Nga gửi thông điệp ớn lạnh cho Ukraine - Ảnh 1.

Hình ảnh từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/2 cho thấy các bệ phóng tên lửa bắn trên một cánh đồng phủ đầy tuyết trong cuộc tập trận chung với Belarus. Ảnh AP

Nga đang chuẩn bị bắt đầu cuộc tập trận kéo dài 10 ngày ở Belarus trong một cuộc phô diễn sức mạnh mà các chuyên gia về an ninh cho rằng nó được thiết kế để cho Ukraine và phương Tây thấy rằng họ rất nghiêm túc về khả năng xảy ra chiến tranh.

Lực lượng quân sự Nga đã bắt đầu đến Belarus vào giữa tháng 1, với khoảng 30.000 binh sĩ chiến đấu dự kiến sẽ tham gia các cuộc tập trận được gọi là "Giải quyết của Đồng minh".

Hai tiểu đoàn hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và 12 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 cũng đã được bố trí sẵn sàng thực hành.

NATO gọi đây là đợt triển khai lớn nhất tới Belarus kể từ Chiến tranh Lạnh và nó diễn ra khi Nga đã điều hàng chục nghìn binh sĩ và khí tài quân sự tại các vùng lãnh thổ xung quanh biên giới Ukraine và ở bán đảo Crimea.

"Giai đoạn tích cực" của cuộc tập trận sẽ bắt đầu vào hôm nay (10/2) và đánh dấu sự kiện mới nhất trong đợt gia tăng hoạt động quân sự trong thời kỳ đối đầu với phương Tây về Ukraine khi các nhà lãnh đạo phương Tây tiếp tục các nỗ lực ngoại giao nhằm giảm leo thang tình hình.

Mỹ và NATO đã cảnh báo rằng các cuộc tập trận có thể được sử dụng như một màn tập dượt cho một cuộc tấn công thực sự hoặc một nỗ lực nhằm chiếm thủ đô Kiev, cách biên giới Belarus 150 km về phía nam. Trước đây, một cuộc tập trận quân sự không báo trước của Nga cũng đã diễn ra ngay trước khi sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Các chuyên gia nói với Al Jazeera rằng khó có thể xảy ra một cuộc xâm lược hoặc tấn công quy mô toàn diện trong cuộc tập trận, nhưng không loại trừ khả năng một sai sót từ một trong hai bên trong lúc căng thẳng có thể dẫn đến hành động quân sự.

"Sự hiện diện quân sự là nhằm đe dọa Ba Lan và Litva về phía tây và phía bắc của Ukraine. Thông điệp là Nga có thể tiến hành một chiến dịch có thể chiếm giữ Kiev ", Alexander Khara, cựu chuyên gia chính sách an ninh và ngoại giao Ukraine tại Trung tâm Chiến lược Quốc phòng bình luận.

Theo chuyên gia này, Nga đang chơi chiến thuật kéo giãn các nguồn lực hạn chế của Ukraine, chuẩn bị cho tình huống tấn công và thu thập thông tin tình báo để xem Kiev sử dụng những khả năng nào và phản ứng như thế nào.

Nga gửi thông điệp ớn lạnh cho Ukraine - Ảnh 2.

Trong bức ảnh được chụp từ video và được Bộ Quốc phòng Nga công bố, 2 chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 của lực lượng không quân Nga trước khi cất cánh tại một căn cứ không quân ở Nga. Ảnh AP

"Nga gửi thông điệp rõ ràng rằng họ có mục tiêu, khả năng và ý chí chính trị để áp dụng lực lượng quân sự ở Ukraine nếu phương Tây không đồng ý với yêu cầu của Tổng thống Putin", chuyên gia Khara nhận định. Những yêu cầu đó của Nga bao gồm lệnh cấm Ukraine gia nhập NATO và giới hạn việc triển khai quân đội và vũ khí tới sườn phía đông của liên minh, cả NATO và Mỹ đều từ chối.

Khí tài quân sự cách biên giới vài km

Các hình ảnh vệ tinh do Maxar Technologies thu thập cho thấy khí tài quân sự tại các địa điểm cách biên giới Ukraine khoảng 50 km vào ngày 4/2, cũng như các đơn vị quân đội được trang bị tên lửa, nhiều bệ phóng tên lửa và máy bay tấn công.

Ngày 8/2, Ukraine cũng thông báo họ sẽ tổ chức cuộc huấn luyện riêng tại các địa điểm trên khắp đất nước để thử nghiệm máy bay không người lái Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế, cũng như tên lửa Javelins và vũ khí chống tăng hạng nhẹ phòng thủ mới nhận được từ Anh.

Nga cũng đã công bố thêm kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận xe tăng quy mô lớn ở một số khu vực phía Nam trong những tuần tới, trong khi 6 tàu chiến Nga được nhìn thấy đang đi qua eo biển Istanbul của Bosphorus đến Biển Đen từ Địa Trung Hải để tập trận hải quân.

Nga cũng đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự nhỏ hơn ở các khu vực như Transnistria, khu vực ly khai thân Moscow của Moldova. Các cuộc tập trận của Belarus có quy mô khác thường và trong khi các cuộc tập trận diễn ra phổ biến và thường không được tổ chức vào tháng Hai.

Mặc dù Nga đã đưa ra thông tin rằng, Nga sẽ rút quân sau khi cuộc tập trận ở Belarus kết thúc, nhưng vẫn có nhiều dự đoán đang đưa ra rằng, ngày 20/2, hoặc sau ngày 20/2 khi Thế vận hội Bắc Kinh kết thúc, khả năng Nga sẽ ra tay với Ukraine. Eugene Chausovsky, một nhà phân tích địa chính trị tại Viện Newlines và là cựu nhà phân tích Eurasia nhận định rằng: "Tôi nghĩ Nga muốn báo hiệu rằng họ rất nghiêm túc về khả năng xảy ra chiến tranh. Nga muốn gửi một thông điệp đến Ukraine và những người ủng hộ phương Tây về sự nhượng bộ". Chuyên gia Chausovsky cũng đánh giá rằng: "Nga đang sử dụng các hoạt động xây dựng và tập trận quân sự này như một hình thức đòn bẩy để báo hiệu với phương Tây rằng họ muốn viết lại các quy tắc của trật tự an ninh ở châu Âu. Tuy nhiên, thực sự hành động quân sự sẽ thay đổi hoàn toàn tình hình và sẽ tước đi đòn bẩy này của Nga".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người có lập trường nghiêm khắc hơn đối với cuộc khủng hoảng so với Mỹ và Anh, đã đến thăm Moscow và Kiev trong tuần này khi động lực ngoại giao tiếp tục xoa dịu căng thẳng. Sau cuộc gặp với Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky, ông Marcon cho biết ông tin rằng "có thể đưa các cuộc đàm phán đi xa hơn".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem