Tổng thống Nga Putin đặt nhiều kỳ vọng vào chiến đấu cơ mới MiG-35
Cụ thể, tập đoàn sản xuất máy bay Mikoyan (MiG) vừa giới thiệt tiêm kích MiG-35 tại một sự kiện trưng bày quốc tế hôm qua. Theo thông tin được giới thiệu tại sự kiện này, chiếc tiêm kích được mệnh danh là máy bay nhanh và nguy hiểm bậc nhất hành tinh đã được thiết kế để có khả năng mang vũ khí laser trong tương lai mặc dù vẫn được trang bị kho vũ khí thông thường.
Dự kiến, chiếc tiêm kích này sẽ được trang bị các chùm tia laser công nghệ cao ngay sau khi các chuyến bay thử nghiệm của nó kết thúc.
Yury Slyusar, Chủ tịch của Tập đoàn Máy bay Liên hợp của Nga cũng đã xác nhận điều này trong một cuộc họp tại điện Kremlin: "Loại máy bay chiến đấu này (MiG-35) được thiết kế đặc biệt để thực hiện các nhiệm vụ quân sự trong những cuộc xung đột có cường độ cao hơn, với điều kiện mật độ phòng không dày đặc hơn. Các máy bay MiG cho phép sử dụng cả hai loại vũ khí, đạn dược hiện nay bao gồm vũ khí laser".
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đặt nhiều kỳ vọng vào MiG-35 khi mong muốn chiếc tiêm kích này sẽ không chỉ tăng cường sức mạnh của các lực lượng Nga mà còn được các khách hàng quốc tế ưa chuộng. MiG-35 là phiên bản nâng cấp sâu mới nhất của tiêm kích MiG-29, siêu tiêm kích MiG-35 ( (NATO định danh: Fulcrum-F) của Nga dài 17,3 m, sải cánh 12 m, khối lượng rỗng 11 tấn, có khả năng bám bắt 10 mục tiêu cùng lúc và 5 cũng có thể tấn công đồng thời từ 4 đến 6 mục tiêu.
MiG-35 có thể phát hiện máy bay đối phương từ khoảng cách 200 km và tàu chiến từ cách 300 km. Đây là tiêm kích siêu thanh, có khả năng đạt vận tốc Mach 2.23 (2.732 km/h), tầm bay 2.000 km, bán kính chiến đấu 1.000 km.
MiG-35 được trang bị một loạt hệ thống điện tử tối tân nhất cho phép nó tấn công các mục tiêu đa dạng từ ở trên không, dưới đất cho đến trên mặt biển. Chiếc máy bay được trang bị súng 30mm, tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, tên lửa chống radar, các rocket, bom và mìn trên không.
Ngoài ra, nó cũng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tinh vi, một hệ thống chống tên lửa, radar mảng pha điện tử chủ động (AESA), hệ thống chỉ thị mục tiêu quang học OLS-35...
Các hệ thống này giúp MiG-35 hạn chế sự phụ thuộc vào lực lượng dẫn đường mặt đất như các dòng MiG-29 trước nó, theo Airforce Technology. Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozi đã lên tiếng ca ngợ MiG-35 là một bước tiến lớn trong công nghệ chế tạo chiến đấu cơ.
Dự kiến, Mig-35 sẽ được bàn giao cho lực lượng không quân Nga vào cuối năm nay và được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2018.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.