Hôm thứ Bảy, Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố rằng mặc dù Nga “sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nước phương Tây”, nhưng Moscow sẽ không “đề xuất bất kỳ sáng kiến nào” nhằm bình thường hóa quan hệ với phương Tây. Thay vào đó, ông Lavrov nói, Nga sẽ chờ đợi và “xem họ sẽ tìm cách thoát ra khỏi ngõ cụt mà họ đã tự đưa mình vào như thế nào”.
Trên hết, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga lập luận rằng “ngay cả khi tình hình xung quanh Ukraine và các lệnh trừng phạt như thế nào, hành vi của phương Tây chỉ cho thấy rằng họ là một đối tác không đáng tin cậy”. Theo Lavrov, việc đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương Nga gần đây cho thấy dự trữ của các quốc gia khác cũng có khả năng bị “đánh cắp đơn giản”.
Ngoại trưởng Lavrov cũng tuyên bố rằng các công ty phương Tây rút khỏi Nga đã làm như vậy dưới áp lực rất lớn từ chính phủ của họ. Ông nói thêm rằng Moscow sẽ giải quyết tất cả các vấn đề kinh tế mà nước này đang gặp phải.
Theo Lavrov, “hiện nay Liên minh châu Âu đang bị NATO chà đạp”, với “các quốc gia không phải là thành viên NATO - các quốc gia trung lập - Thụy Điển, Phần Lan, Áo - tham gia vào sự hợp tác được gọi là cơ động tập thể”.
Ngoại trưởng Lavrov lưu ý rằng thuật ngữ trên thể hiện cho sự đồng ý của các quốc gia đó đối với việc NATO di chuyển khí tài và binh lính qua lãnh thổ của họ “khi NATO cần di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của mình về phía đông”.
Nói về NATO và EU, Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố rằng “có rất ít nền dân chủ trong các cấu trúc của phương Tây,” nói thêm rằng sự đồng thuận ở cả NATO và EU là một điều “hư cấu”.
Ông đề cập đến các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga sau năm 2014 khi, như Lavrov đã nói, “bạn sẽ nghĩ rằng mọi thứ đã xảy ra: Crimea, Donbass, các thỏa thuận Minsk”. Ông lưu ý rằng phương Tây tiếp tục đưa ra các biện pháp trừng phạt mới cứ sáu tháng một lần bất kể thế nào.
Ngoại trưởng Lavrov nói rằng trong cuộc trò chuyện riêng, nhiều đồng nghiệp châu Âu đã nói với ông rằng họ nhận ra rằng các lệnh trừng phạt là con đường không dẫn tới đâu. Tuy nhiên, các quan chức châu Âu được cho là cũng đã nói với người đồng cấp Nga rằng có một thứ gọi là sự đồng thuận của châu Âu. Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố rằng dường như không ai ở châu Âu có đủ can đảm để bày tỏ cảm xúc thực sự của họ về các lệnh trừng phạt chống Nga.
Sau ngày 24/2, khi Nga phát động chiến dịch quân sự chống lại Ukraine, Mỹ, Canada, toàn bộ EU, Australia, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã áp dụng các biện pháp trừng phạt tê liệt đối với Moscow, nhằm vào tài sản của ngân hàng trung ương của nước này, một một số ngân hàng thương mại lớn, cũng như các quan chức hàng đầu của Nga, bao gồm cả Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Lavrov.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.