Nga mong đợi điều gì từ cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim ở Hà Nội?

Đăng Nguyễn - QZ Thứ tư, ngày 27/02/2019 13:25 PM (GMT+7)
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ngày 27.2 và Nga dù không tham gia nhưng vẫn rất quan tâm đến diễn biến.
Bình luận 0

img

Ông Putin từng gặp cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, cha của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

"Chúng tôi đã duy trì liên lạc lâu dài với Triều Tiên. Điều này được thúc đẩy bởi mong muốn giúp sức cho sự thành công của hội nghị, chúng tôi đang đưa ra các đề xuất liên quan tới việc làm cách nào đạt được kết quả tích cực", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai ở Việt Nam.

Theo QZ, mục đích của Nga trong khu vực là quốc tế dỡ bỏ cấm vận với Triều Tiên, làm suy yếu liên minh Mỹ-Hàn Quốc.

Để hiểu rõ về lập trường của Nga, giới phân tích viện dẫn quá khứ không thể tách rời của Triều Tiên từ thời Liên Xô.

Liên Xô khi đó là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất phong trào của lãnh tụ Kim Nhật Thành - người sáng lập Triều Tiên. Liên Xô sau đó góp phần quan trọng vào chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân Triều Tiên.

Hai quốc gia ký hiệp ước tương trợ lẫn nhau vào năm 1961 và một hiệp ước nữa nhấn mạnh khía cạnh thương mại vào năm 2000. Các nhà khoa học Triều Tiên sang Moscow học về khoa học hạt nhân từ những năm 1950.

img

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành gặp lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vào năm 1961.

Theo đánh giá của QZ, Nga muốn Mỹ đồng ý về vấn đề duy trì tình trạng hiện tại ở Triều Tiên, với nhà lãnh đạo Kim Jong Un nắm quyền lực từ người cha Kim Jong-il.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Washington đã thể hiện mong muốn sẵn sàng đối thoại với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, miễn là Bình Nhưỡng cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Vấn đề thứ hai mà Nga quan tâm là khả năng Mỹ rút quân hoặc giảm sự hiện diện của quân đội ở Hàn Quốc. Nhưng ông Trump đã khẳng định rằng vấn đề cắt giảm quân đội sẽ không được đặt lên bàn đàm phán trong hội nghị thượng đỉnh lần này.

Hồi đầu tháng này, Hàn Quốc về cơ bản đã đồng ý chi gần 1 tỷ USD để giữ chân quân đội Mỹ ở nước này, với điều khoản gia hạn mới sau mỗi năm.

Trước đó, Washington ngỏ ý muốn Seoul chi tới 1,25 tỷ USD/năm, một con số mà Hàn Quốc nói rằng là quá lớn.

img

Kể từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn chưa gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Vấn đề thứ ba mà Nga có thể mong muốn là việc tăng cường hợp tác thương mại và năng lượng với Triều Tiên.

Biên giới Nga- Triều Tiên chỉ 18km với một cây cầu bắc qua. Năm ngoái, hai quốc gia đã đề xuất việc xây một cây cầu mới để thuận lợi cho việc giao thương trực tiếp mà không cần qua Trung Quốc.

Ngành khai thác gỗ ở bán đảo Siberia của Nga rất cần lao động Triều Tiên. Trong khi đó, nếu Mỹ giảm cấm vận Triều Tiên thì ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt của Nga cũng được hưởng lợi.

Khu vực miền đông lạnh giá của Nga được dự báo sẽ trở nên phát triển hơn nếu có sự tham gia của Triều Tiên.

“Nga coi Triều Tiên là quốc gia tiềm năng vẫn còn bỏ ngỏ”, Harry J. Kazianis, chuyên gia nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên ở Mỹ nói.

“Nga rất muốn xích lại gần hơn Triều Tiên, tăng cường hoạt động thương mại và quốc phòng”, ông Kazianis nhận định. “Ở thời điểm hiện tại, Nga rất quan tâm đến hòa bình trong khu vực”.

Trung Quốc nói gì ngay sau khi ông Kim Jong Un đến Hà Nội?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa đưa ra tuyên bố về hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem