Nga-Trung Quốc hợp sức yêu cầu gỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên

Phương Đăng (theo Aljazeera) Thứ tư, ngày 03/11/2021 13:55 PM (GMT+7)
Nga và Trung Quốc một lần nữa tìm cách gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tượng, hải sản và hàng dệt may của Bình Nhưỡng cũng như nới mức giới hạn nhập khẩu xăng dầu tinh chế.
Bình luận 0
Nga-Trung Quốc hợp sức yêu cầu gỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên - Ảnh 1.

Triều Tiên đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 vì các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này. (KCNA/Reuters)

Trung Quốc và Nga đang thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên bằng cách hồi sinh nỗ lực năm 2019 nhằm xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu tượng, hải sản và dệt may của Bình Nhưỡng nhưng mở rộng thêm yêu cầu bao gồm việc nới mức giới hạn nhập khẩu xăng dầu tinh chế.

Trong một dự thảo nghị quyết đã được sửa đổi, Trung Quốc và Nga muốn hội đồng gồm 15 thành viên loại bỏ các lệnh trừng phạt đó "với mục đích nâng cao sinh kế của người dân" ở quốc gia châu Á bị cô lập.

Triều Tiên đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 vì các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.

Dự thảo nghị quyết yêu cầu gỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên cũng bao gồm các biện pháp khác lần đầu tiên được Nga và Trung Quốc đề xuất gần 2 năm trước, bao gồm dỡ bỏ lệnh cấm người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài và loại các dự án hợp tác đường sắt và đường bộ liên Triều khỏi các lệnh trừng phạt.

Một số nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc giấu tên cho rằng, dự thảo nghị quyết Nga-Trung mới này sẽ nhận được ít sự ủng hộ.

Vào năm 2019, Nga và Trung Quốc đã tổ chức 2 vòng đàm phán không chính thức về dự thảo nghị quyết đề nghị dỡ bỏ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên, nhưng nghị quyết này chưa bao giờ chính thức được bỏ phiếu.

Các nhà ngoại giao cho biết đầu tuần này rằng Trung Quốc và Nga vẫn chưa lên lịch bất kỳ cuộc đàm phán nào về dự thảo nghị quyết mới của họ.

Một nghị quyết cần 9 phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết của Mỹ, Pháp, Anh, Nga hoặc Trung Quốc để được thông qua.

Các phái bộ Liên Hợp Quốc của Nga và Trung Quốc đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về dự thảo nghị quyết mới của họ mà các nhà ngoại giao tiết lộ đã được chuyển đến các thành viên hội đồng cuối tuần trước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem