Ngăn dịch bệnh, cứu giá lúa

Thứ tư, ngày 28/07/2010 05:35 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Trước tình trạng lúa gạo ở ĐBSCL ứ thừa, khó tiêu thụ, nhiều ý kiến đề nghị phải bỏ vụ xuân hè để cứu lúa nâng giá.
Bình luận 0
img
Bỏ vụ xuân hè sẽ giúp tăng chất lượng và giá trị của các vụ lúa chính.

NTNN phỏng vấn ông Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) xung quanh vấn đề làm lúa vụ xuân hè.

Bộ NN&PTNT đã chính thức khuyến cáo nên bỏ vụ xuân hè ở ĐBSCL, nhưng các địa phương vẫn ngần ngại. Quan điểm của ông về vấn đề này?

-Thực tế ở ĐBSCL có nhiều vụ (đông xuân, hè thu, thu đông) thành ra chúng ta nên tập trung cho các vụ chính là tốt nhất. Ngoài ra ở ĐBSCL có dịch bệnh nguy hại là rầy nâu, nếu chúng ta liên tiếp cung cấp cho rầy nâu nguồn dưỡng liệu thì nó sẽ phát triển rất mạnh và sẽ gây ra đại dịch. Xuân hè là vụ xen kẽ nhưng là cầu nối để dịch bệnh bùng phát mạnh nên tốt nhất là bỏ vụ này, dành thời gian để cải tạo đất, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho đất nhằm tăng năng suất tăng chất lượng cho các 3 vụ lúa chính.

Với tổng sản lượng khoảng 600.000 tấn lúa/năm, giải quyết việc làm và thu nhập cho khoảng 150.000 lao động vùng ĐBSCL, nếu bỏ vụ xuân hè, việc làm thu nhập của nông dân giải quyết thế nào?

Theo Sở NN&PTNT Sóc Trăng, kế hoạch sản xuất vụ lúa xuân hè năm 2010 là khoảng 22.000ha, nhưng do người dân không lường được tình hình thời tiết nên xuống giống trên 50.000ha. Do khô hạn diễn ra gay gắt, mặn xâm nhập sớm hơn mọi năm nên nhiều diện tích lúa nằm xa kênh mương bị thiếu nước trầm trọng. Kết quả, nhiều nông dân đành bỏ luôn từ giữa vụ chứ không đợi đến thu hoạch.

- Thực tế 600.000 tấn là rất ít so với sản lượng các vụ chính ở ĐBSCL, mặt khác giá trị của nó không cao. Nếu bà con dành thời gian vụ xuân hè để cày xới lại, cho đất được hoạt hoá, bổ sung thêm dưỡng chất thì vụ chính sẽ đạt năng suất cao hơn. Hơn nữa làm thế là đúng với quy hoạch chiến lược của nhà nước để nhằm phát triển bền vững, ổn định an ninh lương thực. Còn vấn đề lao động ở ĐBSCL không phải lo lắng lắm vì ở vùng này còn rất thiếu lao động. Trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ chúng tôi có tính đến chuyện này, cần một gói chính sách để thúc đẩy chuyển dịch và giải quyết việc làm

Nếu bỏ vụ xuân hè, có thể thay thế bằng loại cây trồng gì không, thưa ông?

- Bà con nên tập trung vào những cây trồng có giá trị lớn đồng thời có tác dụng làm giàu dinh dưỡng cho đất như cải bắp, đậu nành và các loại rau màu khác. Hiện nay nước ta vẫn còn phải nhập hàng triệu tấn rau màu mỗi năm, trong đó riêng dầu đậu nành nhập 2,5 triệu tấn/năm. Bà con nên tận dùng trồng các loại cây này thay vì lúa bởi giá trị của nó cao hơn và nó có tác dụng tăng dinh dưỡng cho đất để trồng lúa chính vụ.

Việc giảm dần rồi bỏ hẳn vụ xuân hè sẽ mang tới ngay những lợi ích gì cho người trồng lúa ở ĐBSCL?

- Hiện nay lương thực của ta rất dồi dào, điều chúng ta hướng tới là làm sao để túi tiền nông dân ngày càng nhiều lên. Bỏ vụ xuân hè sẽ có nhiều điều kiện để tăng chất lượng và tăng giá trị cho hạt lúa các vụ chính, nông dân khi bán lúa sẽ có giá hơn, thu nhập cao hơn và độ rủi ro về dịch bệnh sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, nông dân có thể tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng tiền thuốc BVTV trên mỗi ha, do sâu bệnh giảm hẳn trên lúa hè thu.

Theo ghi nhận của Cục, đến thời điểm này diện tích vụ xuân hè ở ĐBSCL đã có chiều hướng giảm chưa?

- Không những không giảm mà còn tăng lên 50.000ha trong năm nay. Điều đó sẽ lại gây thêm nhiều khó khăn cho bà con trong bối cảnh khô hạn thiếu nước, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nguy hiểm, bà con phải đầu tư rất nhiều nhưng thu lại không được bao nhiêu. Chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, cán bộ khuyến nông phải gần gũi bà con hơn nữa để giúp đỡ hướng dẫn nhiều hơn về kĩ thuật cũng như giúp nông dân nhận ra mặt lợi mặt hại khi trồng vụ xuân hè.

TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Cần hạn chế!

Quan điểm của ngành nông nghiệp và các nhà khoa học là phải hạn chế làm lúa vụ xuân hè (còn gọi là đông xuân muộn, hay hè thu sớm). Đây được xem vụ lúa làm "cầu nối" cho sâu bệnh giữa các vụ chính trong năm. Tuy nhiên, ngay như vùng ĐBSCL lại chia thành 7 vùng sinh thái khác nhau (ngập lũ, ngọt, hạn, mặn…), nên tùy tình hình thực tế diễn biến của thời tiết mà nông dân có những lựa chọn cho phù hợp chứ khó "cấm hẳn" cứng nhắc.

Nông dân Nguyễn Văn Hải (canh tác 3ha lúa tại Gò Công, Tiền Giang): Thuỷ lợi tốt thì không nên bỏ vụ

Mấy năm trước chúng tôi tranh thủ xuống giống vụ xuân hè, khi thu hoạch năng suất vẫn tương đương chính vụ. Tuy nhiên, thời tiết năm nay quá thất thường, mặn xâm nhập sớm hơn nhiều so với mọi năm nên nhiều nông dân không trở tay kịp. Nhiều đám ruộng do thiếu nước nên năng suất và chất lượng hạt lúa bị ảnh hưởng nặng nề. Theo tôi thấy, các vụ lúa trong năm gần như nối liền với nhau. Nếu hệ thống thủy lợi không đáp ứng đủ nguồn nước cho cây lúa thì ngành nông nghiệp cần dự đoán đúng diễn biến khí hậu để nông dân "canh" theo mà xuống giống. Nguồn nước là quan trọng nhất, nếu hệ thống thủy lợi được đầu tư đúng mức thì không nhất thiết bỏ vụ xuân hè.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem