Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) rơi vào cuộc khủng hoảng lịch sử ở tuần trước, chủ yếu là do điều kiện kinh doanh xấu đi trong cơ sở khách hàng tập trung của công ty, và một quyết định sai lầm khi đầu tư hàng tỷ đô la vào chứng khoán được thế chấp không mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng tại đó, khi các khách hàng lâu năm và những người khác có kiến thức sâu sắc về cách thức hoạt động của SVB nói rằng, ngân hàng này trước khi xảy ra sụp đổ đã có nhiều bất trắc không được giải quyết, như giữa việc ngân hàng từ chối nâng cấp công nghệ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hiện đại, cho đến cách đối xử với nhiều khách hàng khởi nghiệp, các chuyên gia nhận định, rõ ràng các vấn đề của SVB đã vượt ra ngoài các rủi ro và nền kinh tế đầy thách thức hiện tại.
Một cựu quản lý của SVB, người đã làm việc với các sáng kiến rủi ro và yêu cầu giấu tên, cho biết ngân hàng vẫn trì trệ về mặt công nghệ ngay cả khi nó là thiên đường cho các công ty khởi nghiệp quan tâm đến các sản phẩm và phần mềm tiên tiến. Như cô ấy đã mô tả ví von: “phần phụ trợ công nghệ của ngân hàng chỉ toàn là kẹo cao su và dây điện”.
Ba CEO công ty khởi nghiệp đã giao dịch với SVB đã đồng ý với nhận định trên, nói với đài CNBC rằng trải nghiệm người dùng thường rất rắc rối và đôi khi chậm thực hiện các yêu cầu do nền tảng công nghệ của SVB yếu kém.
David Selinger, Giám đốc điều hành của công ty bảo mật vật lý Deep Sentinel, nói với CNBC rằng, vì công nghệ yếu kém nên SVB đã lúng túng trong việc ứng phó với đại dịch Covid, sau khi chính phủ khởi xướng chương trình bảo vệ thanh toán khẩn cấp (PPP).
Selinger, người đã dành phần lớn trong cuối tuần qua để cố gắng rút tài sản ra khỏi SVB, cho biết: “SVB hoàn toàn thất bại trong bối cảnh tất cả các công ty đối tác cần nhận được quỹ PPP của họ”.
Selinger cho biết công ty của ông đã cố gắng sử dụng nhiều dịch vụ tự động khác nhau do SVB cung cấp nhưng cuối cùng lại phải làm mọi thứ theo cách thủ công: “Tôi yêu SVB, nhưng điều đó thật tồi tệ đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi”, anh nói. “Họ đã viết một số mã lập trình để cố gắng làm cho hệ thống chương trình này nhanh hơn nhưng không có mã nào hoạt động”.
Một giám đốc điều hành, người có hàng triệu đô la ở SVB và yêu cầu giấu tên, đã mô tả hệ thống của ngân hàng là khủng khiếp, chậm chạp và “tệ nhất trong ngành”. Anh ấy nói rằng công nghệ này trông giống như được chế tạo vào năm 2002.
Vào tháng 4 năm 2020, Tech Crunch đã báo cáo về việc các khách hàng khác của SVB phàn nàn rằng ngân hàng này đã xử lý sai quy trình PPP. Hiện đài CNBC đã gửi email đến địa chỉ phản hồi báo chí của SVB yêu cầu bình luận cho câu chuyện này nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.
Sự sụp đổ nhanh chóng của SVB bắt đầu vào giữa tuần trước, khi ngân hàng nói với các nhà đầu tư rằng họ đã bán số chứng khoán trị giá 21 tỷ đô la với khoản lỗ 1,8 tỷ đô la và đang tìm cách huy động thêm vốn trong bối cảnh tiền gửi vào giảm. Ngay sau đó, khi cổ phiếu lao dốc và các nhà đầu tư mạo hiểm yêu cầu các công ty trong danh mục đầu tư ồ ạt rút tiền ra, điều này dẫn đến ngân hàng rơi vào cuộc khủng hoảng thanh khoản.
Thất bại của SVB không liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng tiền điện tử đang diễn ra, nhưng nó cũng có khả năng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đó. Bởi Công ty tiền điện tử Circle vận hành một loại tiền ổn định, USDC, được hỗ trợ bằng dự trữ tiền mặt 3,3 tỷ đô la trong số đó được gửi tại Ngân hàng Silicon Valley Bank. Stablecoin đó phải luôn có giá trị 1 đô la, nhưng nó đã phá vỡ giá trị cố định sau khi SVB thất bại. Hiện phía sàn Coinbase đã ngừng chuyển đổi giữa USDC và đồng đô la.
Vào ngày 11 tháng 3, Circle cho biết họ “sẽ đứng sau USDC và bù đắp mọi khoản thiếu hụt bằng cách sử dụng các nguồn lực của công ty, bao gồm cả vốn bên ngoài nếu cần thiết”. Đồng thời, công ty cho vay tiền điện tử phá sản BlockFi cũng có 227 triệu đô la tiền bị mắc kẹt.
Ngày 10/3, cơ quan quản lý ngân hàng bang California đã đóng cửa ngân hàng này và chỉ định Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) làm đơn vị tiếp nhận xử lý tài sản của ngân hàng SVB.
Để đối phó với sự sụp đổ, FDIC đã thành lập một thực thể mới, Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi Quốc gia Santa Clara, cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm ở SVB. Nó sẽ mở cửa cho doanh nghiệp vào ngày 13 tháng 3. Những người có tiền gửi không được bảo hiểm sẽ được trả cổ tức tạm ứng và nhận được một ít giấy chứng nhận, nhưng đó không phải là sự đảm bảo rằng mọi người sẽ lấy lại được toàn bộ số tiền của họ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.