Ngành hồ tiêu
-
Ngành hồ tiêu vượt rào cản quy định dư lượng 513 hoạt chất của châu Âu và "sức ép" của cây sầu riêng
Đến ngày 20/11, thị trường châu Âu đã đưa ra quy định về mức MRLs (mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép) đối với 513 hoạt chất trên hạt tiêu; Mỹ cũng quy định 8 hoạt chất. Điều đáng mừng là đến hết năm 2023, có khoảng 60% sản lượng hồ tiêu của Việt Nam đạt yêu cầu về dư lượng. -
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá tiêu sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022, mục tiêu là chạm mức 120.000 đồng/kg.
-
Đầu tháng 8/2020, EVFTA - Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hiệu lực, mức thuế nhiều mặt hàng giảm xuống bằng 0. Tuy nhiên, các hàng rào phi thuế quan không khiến “sân chơi” này dễ dàng với ngành hồ tiêu, nhất là vấn đề dư lượng chất cấm vượt ngưỡng luôn là nỗi lo thường trực.
-
Việt Nam là quốc gia sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới, chiếm hơn 40% về sản lượng và hơn 60% về thị phần xuất khẩu hồ tiêu thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia và cơ quan chức năng, việc hồ tiêu Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững.
-
Giá hồ tiêu tụt dốc; các nhà cung ứng, chế biến và xuất khẩu không dám giao dịch. Nông dân thấy giá thấp thì giảm bán ra khiến doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc giá có giá thấp và chất lượng ổn định hơn.
-
Tại Gia Lai, tính đến năm 2019, tổng dư nợ mà nông dân vay vốn ngân hàng để trồng tiêu là hơn 4.300 tỷ đồng, trong đó 2.200 tỷ đồng là nợ xấu. Hiện hàng nghìn hộ dân đang phải “cầu cứu” ngành chức năng và ngân hàng có thể gia hạn nợ, cứu họ thoát dần khỏi “thảm cảnh hồ tiêu”…
-
Hồ tiêu - cây làm giàu nay trở thành gánh nặng, nhiều tỷ phú thành con nợ, riêng tỉnh Gia Lai đã có hơn 4.000 tỷ đồng vay trồng cây hồ tiêu. Người dân trồng tiêu mong muốn được ngân hàng cho khoanh nợ để yên tâm sản xuất, dành tiền trả nợ…
-
Sau chu kỳ 10 năm tăng trưởng cao, hạt tiêu Việt Nam đang lâm vào cảnh trượt dài trong biểu đồ giá cả. Tuy nhiên triển vọng của ngành vẫn còn lớn. Hướng đi mang tính sống còn cho ngành thời gian tới là xây dựng chuỗi giá trị sản xuất bền vững trên cơ sở liên kết.
-
Chỉ trong 7 năm, diện tích trồng hồ tiêu đã tăng gấp 3 lần. Sự phát triển thần tốc như vậy bộc lộ quá nhiều bất cập, nếu không sớm tháo gỡ sẽ phá vỡ cả ngành hồ tiêu.
-
Nhiều giải pháp để phát triển hồ tiêu bền vững- loại cây tỷ đô (mỗi năm xuất khẩu được hơn 1 tỷ USD) đã được các nhà khoa học và một số nông dân có kinh nghiệm chia sẻ tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững” vừa được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đăk Nông tổ chức ngày 7.6.