Ngành mía đường
-
Cũng được mệnh danh là “ông vua ngành sữa” với các sản phẩm sữa đậu nành chiếm thị phần từ 84 - 85% (so với Vinamilk là 5,4%, Nutifood là 4,9%), nhưng cổ phiếu QNS của Công ty CP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) - doanh nghiệp nổi tiếng với sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy - dường như đang bị lãng quên, dù tiềm lực tăng trưởng tốt…
-
Giống như than, tình trạng nhập lậu gia tăng theo cấp số nhân xảy ra trong ngành mía đường đang là vấn đề khiến cho người nông dân khốn khó, doanh nghiệp lao đao, cơ quan quản lý đau đầu.
-
Hội nhập trong hoàn cảnh cạnh tranh bất bình đẳng và gian lận thương mại từ Thái Lan vào thời điểm này sẽ đẩy nông dân và các nhà máy vào “tử địa”. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn, thậm chí ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ bị "xoá sổ".
-
Làm gì đế gỡ khó cho ngành mía đường, để người nông dân trồng mía yên tâm sản xuất, ổn định đời sống? Làm gì để ngành mía đường Việt Nam thoát ra khỏi “bẫy” hội nhập?... Những câu hỏi này sẽ được đặt ra với các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế và chính các doanh nghiệp ngành mía đường tại buổi tọa đàm với chủ đề “Làm gì để ngành mía đường vượt “bẫy” hội nhập?”, do Báo NTNN/Dân Việt tổ chức sáng nay 1/6, tại Hà Nội.
-
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, nhiều chuyên gia về kinh tế và mía đường cho rằng: Sau gần 20 năm ngành mía đường Việt Nam sống chung với định kiến “dù được bảo hộ nhưng mãi không chịu lớn”, đã đến lúc dư luận cần có một cách nhìn khách quan hơn, nhà nước cần có cơ chế, chính sách bài bản hơn để ngành mía đường có thể cạnh tranh, hội nhập công bằng, bình đẳng.
-
Làm gì để gỡ khó cho ngành mía đường, để người nông dân trồng mía yên tâm sản xuất, ổn định đời sống? Làm gì để ngành mía đường Việt Nam thoát ra khỏi "bẫy" hội nhập? Những câu hỏi này sẽ được đặt ra với các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế và chính các DN mía đường tại buổi tọa đàm do báo NTNN/Dân Việt tổ chức sáng 01/06.
-
Việc Thành Thành Công cho tạm ngừng hoạt động sản xuất tại một loạt nhà máy đường và chuyển sang mở rộng các kênh bán hàng, cũng như tập trung mạnh vào hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) được xem là chiến lược mới của “vua mía đường” Đặng Văn Thành trước sức ép từ ATIGA đã cận kề. Liệu chiến lược này có giúp giải được bài toán khó trong cuộc chiến giành thị phần khi “bão” ATIGA tràn về?
-
Đánh giá đây là thời điểm khắc nghiệt nhất đối với ngành mía đường từ trước đến nay, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho rằng, đã đến lúc ngành mía đường phải tự đổi mới để hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.
-
Tính đến ngày 15.3, có 36/36 nhà máy đường trên cả nước đã vào vụ sản xuất 2018-2019, ép được gần 8 triệu tấn mía, sản xuất được 750.000 tấn đường các loại. Ước cả niên vụ 2018-2019, sẽ ép khoảng 14 triệu tấn mía, với 1,3 triệu tấn đường được sản xuất.
-
Đánh giá đây là thời điểm khắc nghiệt nhất đối với ngành mía đường từ trước đến nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có những chỉ đạo có tính chất “tư vấn” để ngành mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh khi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Hiệp hội Mía đường Việt Nam chiều 3/4/2019, tại Hà Nội.