Nhiều người dân sinh sống 2 bên bờ sông Đào cho biết, đi trên bờ đê ở bất cứ điểm nào, sơ sẩy là có thể bị lao xuống sông. Một con số thật đau lòng là khoảng 10 năm trở lại đây trên toàn huyện Yên Thành đã có trên 30 vụ chết đuối. Có trường hợp rất tang thương như cái chết của hai chị em ruột Nguyễn Thị Thịnh (24 tuổi) và Nguyễn Thị Phương (22 tuổi) ở xã Trung Thành. Cả hai đều là sinh viên đại học ở Huế, được về nghỉ Tết sớm, Thịnh và Phượng tranh thủ đi cấy giúp cha mẹ. Khi đèo nhau bằng xe máy trên đê, đường trơn nên cả hai bị ngã xuống sông và bị cuốn trôi… Chứng kiến cảnh hai chiếc quan tài nối đuôi nhau ra nghĩa địa không ai cầm nổi nước mắt.
Hai bờ sông Đào lát bê tông rất dốc, lâu ngày rêu bám trơn, lỡ sẩy chân xuống rất khó bám lên được. Ảnh: Tiến Dũng
Những vụ đuối nước trên sông Đào có nhiều nguyên nhân. Theo người dân ở đây, nguyên nhân chủ yếu là bờ đê dốc, lát bê tông lâu ngày rêu bám nên rất trơn, lỡ sẩy chân xuống thì khó mà bám lên được.
Cống “nuốt” hình chữ u thuộc tại địa phận xã Hoa Thành, nơi rất nguy hiểm, đã xảy ra nhiều vụ người và trâu, bò rơi xuống đều bị cống nuốt và cuốn trôi, nhưng không có rào chắn, không có biển cảnh báo nguy hiểm. Ảnh: Tiến Dũng
Cầu Mã Thành bắc qua sông Đào, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn đuối nước. Ảnh: Tiến Dũng
Ông Phan Hiếu, một người dân sống gần sông Đào chia sẻ, nếu cứ cách khoảng 2-3m tạo một cái gờ, lỡ có trượt xuống còn chỗ bám thì có thể hạn chế được nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.