Những chiếc tàu gỗ được đóng mới của ngư dân huyện Quỳnh Lưu không phải theo Nghị đình 67. C.T
Từ đó đến nay chưa có con tàu thứ 2 được vay vốn. Theo tìm hiểu của PV NTNN, ở Nghệ An có hơn 8.740 bộ hồ sơ đăng ký tham gia chương trình vay vốn, nhưng chỉ được phê duyệt 68 tàu (chưa được 10%). Trong số 68 chủ tàu được phê duyệt, Ngân hàng Agribank chi nhánh Nghệ An được 20 chủ tàu đặt quan hệ tín dụng, hiện đã có 14 chủ tàu đã nộp hồ sợ nhưng chỉ có một hộ là hoàn tất hồ sơ còn lại thiếu... Nhưng sau đó, tất cả các hộ được duyệt vay đều do dự, chưa quyết định triển khai chương trình. Nguyên nhân chính là quy định có phần ép buộc, cứng nhắc.
Theo họ tất cả 21 mẫu tàu được Nhà nước phê duyệt đều không đáp ứng được đặc thù vùng biển, ngư trường từng địa phương. Không những xem xét mẫu tàu, các ngư dân Nghệ An còn băn khoăn ở giá tiền đóng mới con tàu và máy mới của tàu bởi các ngư dân nơi đây đều sử dụng máy cũ xuất xứ từ Nhật Bản với công suất 400 CV nhưng đánh bắt gần 10 năm nay máy vẫn chạy tốt, giá lại thấp hơn so với máy mới áp dụng gần 1 tỷ đồng. Ngư dân Nguyễn Văn Minh, trú tại xóm Đại Bắc, xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) cho hay: “Dù được Ngân hàng Agribank tạo điều kiện thuận lợi nhưng chúng tôi vẫn còn đắn đo vì chưa chọn được mẫu tàu, máy...”
Theo ông Hồ Công Đàm - Giám đốc chi nhánh Agribank Quỳnh Lưu hiện nay có 3 ngư dân đăng ký và được phê duyệt vay vốn theo Nghị định 67 nhưng phải vay bằng nguồn khác của chi nhánh Agribank. Trước khi Nghị định 67 ra đời, Ngân hàng Agribank chi nhánh Quỳnh Lưu cũng đã giải ngân cho hơn 3.000 ngư dân vay vốn đóng mới hàng nghìn chiếc tàu với hàng trăm tỷ đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.