Nghề biển
-
Đó là ông Lê Hội Hưng, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An). Ông Hưng đang có trong tay 19 tàu công suất lớn, cùng hệ thống nhà máy chế biển thủy hải sản, đá lạnh, dụng cụ, hậu cần nghề cá…Ông vừa được bình chọn xứng đáng nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022".
-
Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Quí, nhờ tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác biển nên đa số các tàu có công suất lớn, nhất là các phương tiện đánh bắt biển xa, nghề lưới đều trúng mùa, sản lượng tăng khá, ngư dân phấn khởi.
-
Thời kỳ phong kiến, Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc – Thanh Hóa) được biết đến với tên gọi Làng Diêm Phố, còn ở thời hiện tại, xã này sở hữu rất nhiều “kỷ lục” không mong muốn, đó là: xã đông dân nhất thế giới với mật độ dân số 36.000 người/km2; diện tích đất nhỏ nhất Việt Nam chỉ với 0,46 km2; xã duy nhất ở Việt Nam không có đất canh tác nông nghiệp; mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất…
-
Đến xã Phước Đồng, TP.Nha Trang (Khánh Hòa) vào những ngày này mới thấy được sự làm việc tất bật không kể ngày đêm của các chị em phụ nữ. Bởi sau những chuyến đi biển vất vả, những người đàn ông cần phải nghỉ ngơi, còn những công việc tiếp theo trên cạn do người phụ nữ đảm nhiệm.
-
Dưới chân cầu Thị Nại, nhiều phụ nữ Bình Định dùng dao, búa... đục hàu bám vào bãi đá, mỗi buổi kiếm vài trăm nghìn đồng.
-
Cha truyền con nối, lớp lớp ngư dân miền Trung vẫn tiếp bước ra Biển Đông để mưu sinh và giữ gìn cương thổ. Hơn cả quyết tâm, họ nguyện gửi tính mạng mình cho con sóng…
-
“Chén cơm, manh áo… tất cả đều dưới biển”. Đó là câu nói vui của những người làm nghề lặn biển đặt lọp bắt cá mú xã Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang khi chia sẻ về công việc của họ. Có thể nói, nghề này tương đối vất vả, song nó lại giúp họ có cuộc sống ổn định.
-
Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng nhiều ngư dân lại chưa có ý thức đề phòng tai nạn, bảo vệ mình và người thân.
-
Xưa nay, nghề đi biển vốn chỉ dành cho những người đàn ông sức dài vai rộng. Thế nhưng ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) có những người đàn bà theo chồng đi biển đã gần 40 năm. Câu chuyện về họ tuy đầy nỗi vất vả nhưng cũng vô cùng ly kỳ và thú vị...
-
Bất kể sớm tối, trời nắng hay mưa bão, những người đàn bà của làng biển Ngư Lộc vẫn thường trực trên những bến cá. Mỗi năm có hàng vạn tấn nước đá, hàng ngàn tấn hải sản, hàng trăm tấn máy móc, phương tiện, ngư cụ, lương thực... cho người đi biển được vận chuyển trên đôi vai của những người phụ nữ này.