Nghề làm gốm Bàu Trúc được công nhận di sản phi vật thể quốc gia

Công Tâm Thứ sáu, ngày 20/10/2017 15:46 PM (GMT+7)
Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm (tỉnh Ninh Thuận) vừa được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia.
Bình luận 0

Ngày 20.10, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức công bố và đón nhận bằng chứng nhận “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc” là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

img

Trao bằng công nhận nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) hiện có khoảng 400 hộ gắn bó với nghề làm gốm. Trong đó, có 1 hợp tác xã và 12 cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm. Nghề này đang tạo việc làm thường xuyên cho trên 600 lao động, thu nhập trung bình trên 2,5 triệu đồng/người/tháng. Đây được xem là một trong những làng nghề gốm lâu đời nhất Đông Nam Á.

img

Các tiết mục tái hiện lại nghề làm gốm của đồng bào Chăm.

img

Sản phẩm gốm của người Chăm rất đa dạng, độc đáo.

Theo sử sách, nghề gốm do vợ chồng ông Pô Klong Chanh truyền dạy cho dân làng gìn giữ phát triển hàng trăm năm qua. Hiện nay, làng Bàu Trúc còn đền thờ Pô Klong Chanh, được dân làng cúng tế vào dịp lễ hội Katê hằng năm để tưởng nhớ công ơn vị tổ nghề gốm. Sản phẩm gốm của người Chăm rất phong phú như chum, vại, lục bình, ấm nước, nồi niêu… với mẫu mã đa dạng, độc đáo.

Dịp này, UBND huyện Ninh Phước vừa đầu tư trên 500 triệu đồng tu sửa làm mới nhà trưng bày và xây dựng khu chế tác gốm nghệ thuật Bàu Trúc.

img

Gốm Bàu Trúc đang tiến đến rất nhiều thị trường cả trong và ngoài nước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem