Nghệ sĩ hội tụ tại Nhà hát kịch Hà Nội kỷ niệm 60 năm thành lập nhà hát

Thanh Hà Thứ sáu, ngày 27/12/2019 16:56 PM (GMT+7)
Sáng 27/12 tại rạp Công nhân, rất nhiều nghệ sĩ các thế hệ của Nhà hát kịch Hà Nội đã về hội tụ mừng kỷ niệm 60 năm thành lập nhà hát và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba cùng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 
Bình luận 0

8h sáng tại rạp Công nhân, Nhà hát kịch Hà Nội, các nghệ sĩ của các thế hệ như NSND Trần Hạnh, NSND Hoàng Dũng, nghệ sĩ Minh Vượng, NSND Trần Đức, NSND Minh Hoà, NSND Hoàng Cúc, NSƯT Tiến Đạt cho tới những diễn viên trẻ như: Thanh Hương, Hồng Đăng, Tiến Lộc, Thiện Tùng, Kiều Thanh, Kim Oanh… đều có mặt và thăm hỏi tưng bừng, rộn ràng.

img

NSND Trần Hạnh trò chuyện cùng NSND Công Lý. Ảnh: Thanh Hà

NSND Trần Hạnh là lứa nghệ sĩ gạo cội của Nhà hát kịch Hà Nội, năm nay đã 90 tuổi, mắt một bên không nhìn được và một bên chỉ còn 30% thị lực nhưng ông vẫn đến tham dự.

Chia sẻ khi đến tham dự, NSND Trần Hạnh bảo, ông rất vui và không nghĩ mình 90 tuổi mà vẫn còn được tham dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Nhà hát.

img

Các nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm trong ngày hội ngộ. Ảnh: Thanh Hà

Rất nhiều nghệ sĩ đã chia sẻ niềm vui, hạnh phúc khi lại được trở về Nhà hát kịch Hà Nội, được gặp các đồng nghiệp hỏi thăm và trò chuyện. Không khí kỷ niệm ở nhà hát kịch Hà Nội tưng bừng, rộn ràng hơn bao giờ hết, khi từng top đứng chụp ảnh nhân ngày hội ngộ.

img

img

NSND Đức Hiếu - Giám đốc Nà hát kịch Hà Nội

img

Hai MC là diễn viên Thanh Hương và Chí Nhân

Phát biểu tại buổi lễ, NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội nhấn mạnh, 60 năm dấu ấn vàng son đã minh chứng Nhà hát là một điểm sáng rực rỡ trong nền sân khấu kịch nói nước nhà. Một Nhà hát có phong cách nghệ thuật được đánh giá rất cao bởi những giải thưởng, những bằng khen và những danh hiệu cao quý.

Một thương hiệu kịch Hà Nội không thể thay thế, không thể pha trộn. Đó là sự tinh tế, lịch lãm vào hào hoa trong diễn suất, là sự nhạy bén về thời sự, sắc sảo về chính trị, đó là sự kiên định về phong cách chính kịch mà Nhà hát kịch Hà Nội đã xây dựng, gìn giữ và không ngừng phát triển trong suốt những năm qua. Trong tương lai Nhà hát sẽ vẫn luôn giữ vững tư thế nghệ thuật của mình, tiếp tục dàn dựng và công hiến những vở xứng đáng với tầm vóc và vị thế của một Nhà hát kịch tầm cỡ quốc gia. 

img

img

Diễn viên Hồng Đăng, NSƯT Tiến Đạt, NSND Công Lý

Cũng theo NSND Trung Hiếu, năm 2019 không chỉ là năm kỷ niệm 60 năm thành lập Nhà hát kịch Hà Nội mà còn ý nghĩa hơn nữa khi Nhà hát được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Tháng 8/2019, 5 nghệ sĩ của Nhà hát đã vinh dự được phong tặng NSND, NSƯT gồm NSND Trần Ngọc Hạnh, NSND Công Lý, NSND Thu Hà, NSƯT Tiến Minh, NSƯT Phú Thăng. Và một sự kiện vô cùng quan trọng phải kể đến trong năm 2019 là bắt đầu từ tháng 5/2019, Rạp Công Nhân được tiến hành sửa chữa.

img

Sân khấu cũ được dỡ bỏ và thay thế lắp đặt hệ thống sân khấu quay và nâng hiện đại. Tháng 11/2019, Nhà hát kịch Hà Nội đã nghiệm thu sân khấu mới trên tầng 2 tại Rạp Công Nhân. Sân khấu mới là bước đà đầu tiên để khởi động và xây dựng những dự án mới trong tương lai của Nhà hát. Vở diễn "Hà thành chính khí" – công trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Nhà hát kịch Hà Nội (1959-2019), chào mừng đại lễ 1.010 năm Thăng Long Hà Nội (2020) đã được biểu diễn trên sân khấu với hệ thống quay và nâng hiện đại. Sân khấu quay với hai trục đồng tâm chu vi 8m và 3m. Phần sân khấu 3m có thể nâng lên 70cm. Có thể nói, Nhà hát Kịch Hà Nội đang có một sân khấu vô cùng hiện đại. 

img

img

Diễn viên Vân Dung đến chung vui cùng các nghệ sĩ nhà hát kịch Hà Nội

Cũng tại buổi lễ, Nhà hát kịch Hà Nội  đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Nhà hát cũng đã cho ra mắt logo, website và bộ nhận diện thương hiệu Kịch Hà Nội. 

img

Nhà hát kịch Hà Nội đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Nhà hát Kịch Hà Nội có tiền thân là một đội kịch thuộc Đoàn Văn công Nhân dân Hà Nội được thành lập từ năm 1959. Trải qua nhiều biến cố lịch sử của Thủ đô Hà Nội và cả nước, đội kịch nói không ngừng nỗ lực sáng tạo nghệ thuật, từ những vở kịch ngắn đến những tác phẩm chính kịch đã xây dựng nền móng đầu tiên của thương hiệu Kịch Hà Nội. 

Năm 1965, Đội kịch nói đã tách khỏi Đoàn Văn công Nhân dân Hà Nội và hoạt động độc lập. Năm 1993, Đoàn Kịch nói Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội quyết định chuyển thành Nhà hát Kịch Hà Nội. Với sự nỗ lực và các thành tích nghệ thuật vượt bậc về biểu diễn cũng như sự phát triển tổ chức bộ máy, nhân sự, đến năm 2005, Nhà hát đã được UBND thành phố Hà Nội quyết định nâng hạng thành Nhà hát hạng I.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, năm 2009, Đoàn kịch nói Hà Tây chính thức sát nhập với Nhà hát Kịch Hà Nội, trở thành Nhà hát Kịch Hà Nội trực thuộc Sở VHTTDL Hà Nội. Nhà hát là một đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động biểu diễn nghệ thuật kịch nói; có trụ sở tại Rạp Công Nhân - số 42 phố Tràng Tiền và Rạp Tạ Hiền – số 8 Tạ Hiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem