Ngọt bùi "hồng cậy" ngâm xứ Tương

Thứ năm, ngày 13/10/2016 14:20 PM (GMT+7)
Loại “hồng cậy” trồng nhiều ở địa bàn huyện Nam Đàn, tập trung ở các xã Nam Thanh, Nam Xuân, Nam Anh... mùa này đang chín rộ. Tuy nhiên, để có được vị ngon ngọt, đảm bảo là thức quà "sạch", người dân địa phương phải có những bí quyết riêng.
Bình luận 0

img

Mùa này, về các xã Nam Thanh, Nam Xuân, Nam Anh,... chúng ta có thể thấy những vườn hồng cậy trĩu quả. Đây là giống hồng quả to và không có hạt. Khi già, quả có màu vàng tươi. Hiện nay hồng được bán phổ biến ở các chợ vùng quê với giá 15 – 20 nghìn đồng/kg.  Đáng nói, người mua có thể thử miễn phí để tránh mua phải hồng không “chính hãng”.

img

Đây là thời điểm người dân hái hồng về ngâm. 

img

Theo bí quyết của bà con, tuy đơn giản nhưng cũng phải đúng cách thì hồng mới hết chát.

img

Đặc biệt, phải biết ước lượng để ngâm sao cho vừa đủ thời gian, bởi nếu ngâm lâu quá thì hồng dễ bị nhũn, giảm đi vị ngọt, nhưng nếu ngâm chưa tới thì lúc ăn sẽ bị chát.

img

Sau khi ngâm, hồng được vớt lên để khoảng 1-2 ngày cho ráo nước và tan hết nhựa chát thì có thể gọt bỏ vỏ để ăn.

img

Đáng nói, khi gọt bỏ lớp vỏ cứng ở ngoài, cầm miếng hồng chúng ta sẽ cảm nhận được như thể có những hạt đường dính ở tay. Đó là đặc điểm của hồng cậy, tạo nên vị ngon ngọt riêng có của hồng cậy Nam Đàn.

img

Đây là thức quả ngon ngọt, đặc biệt là "sạch" nên được nhiều người rất thích, nhất là làm quà cho trẻ nhỏ.

img

Dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến thị trấn Nam Đàn không khó để bắt gặp những hình ảnh bà con bán loại quả này.

Phạm Đông (Báo Nghệ An)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem