“Người bạn” đồng hành cùng nông dân làm giàu

Thu Hà Thứ tư, ngày 07/04/2021 15:42 PM (GMT+7)
Nhiều hộ nông dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã có đời sống khá giả hơn nhờ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư trồng chanh leo, trồng đào, bơ, bưởi…
Bình luận 0

Dân khá giả nhờ trồng chanh leo, đào, bơ...

Là hội viên đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2015-2020, ông Phạm Văn Tiện, bản Đông Hưng (xã Muổi Nọi) cho biết: Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và được cán bộ Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp huyện tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả, gia đình tôi đã chuyển đổi đất trồng sắn, ngô sang trồng cây ăn quả. Hiện, gia đình có 5ha chanh leo, đào, bơ... trung bình gia đình thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm.

Đáng quý, không chỉ làm giàu cho riêng mình, ông Tiện còn hướng dẫn kỹ thuật trồng chanh leo, đào, bơ cho các hộ dân trong bản. Đến nay, ông Tiện đã giúp 10 hộ thoát nghèo, vươn lên khá giàu".

“Người bạn” đồng hành cùng nông dân làm giàu - Ảnh 1.

Mô hình trồng chanh leo của nông dân bản Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu. Ảnh: Quang Xuân

Tổng dư nợ cho vay ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác là trên địa bàn tỉnh Sơn La 4.500 tỷ đồng, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 0,04% tổng dư nợ. Trong năm 2020, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La đã cho vay được gần 17.000 lượt khách hàng, tập trung chủ yếu vào các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn…

Dù chồng mất sớm, khó khăn đủ bề nhưng bà Trần Thị Tuyết ở bản Kiến Xương, xã Phổng Lái vẫn tần tảo nuôi con ăn học trưởng thành, vươn lên trong cuộc sống.

Bà Tuyết xúc động cho biết: "Người bạn" luôn hỗ trợ cho bà là nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Lúc đầu, bà Tuyết chỉ vay 5 - 10 triệu đồng, sau dần nâng lên cùng với việc mở rộng sản xuất của gia đình.

Lần gần nhất, cách đây 5 năm, bà Tuyết vay vốn chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội để làm vườn. Đến nay, bà Tuyết có gần 1ha chè, trồng xen kẽ 400 gốc bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, trừ chi phí mỗi năm thu lãi 300 triệu đồng. Với cách thức làm ăn hiệu quả, có uy tín nên bà Tuyết luôn được bà con tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ TKVV của bản Kiến Xương.

Xây dựng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi

“Người bạn” đồng hành cùng nông dân làm giàu - Ảnh 3.

Theo báo cáo Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu, đến nay, tổng dư nợ trên địa bàn toàn huyện đạt trên 581 tỷ đồng thực hiện các chương trình cho vay hộ nghề, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo... Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo chiếm nhiều nhất, đạt trên 278 tỷ đồng.

Để nguồn vốn vay ưu đãi đến đúng đối tượng, đúng mục đích, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu đã phối hợp các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nhận ủy thác vốn vay chặt chẽ, hiệu quả.

Ngoài việc tư vấn, cung cấp các thông tin cần thiết cho các hộ vay vốn, sau khi nguồn vốn được giải ngân, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện còn phân công cán bộ phối hợp các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) trực tiếp xuống kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay, phương thức đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các hộ vay vốn để đôn đốc, động viên và hướng dẫn các hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

Ông Lò Văn Quý - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thuận Châu cho biết: Thuận Châu là huyện miền núi, địa bàn rộng, núi cao, đất canh tác bạc màu, đời sống nông dân còn gặp không ít khó khăn. Hội Nông dân huyện có 29 cơ sở hội, 391 chi hội, 28.799 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt hội.

Để giúp nông dân phát triển kinh tế, những năm qua, Hội Nông dân huyện Thuận Châu đã tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ nông dân về vốn; có chính sách ưu đãi cho nông dân vay phát triển sản xuất, chăn nuôi, cung ứng giống phân bón, vật tư trả chậm, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư sản xuất. Hiện Hội Nông dân, đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thành lập 151 tổ TKVV, với 6.288 hộ, dư nợ cho vay trên 160 tỷ đồng. Trong năm qua, Hội Nông dân huyện đã đồng hành cùng hội viên xây dựng 28 mô hình chăn nuôi và trồng các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, như: Nuôi cá lồng, dê, bò sinh sản, mô hình trồng chanh leo, xoài, thanh long...

Cùng với đó, Hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân tham gia xây dựng mô hình hợp tác xã hoặc mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Trong 5 năm qua, đã thành lập 2 HTX nông nghiệp, 1 chi hội nông dân nghề nghiệp và 2 tổ hội nông dân nghề nghiệp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem