Ông nói: Luật Tố cáo có quy định rõ vấn đề bảo vệ người tố cáo nói chung và người tố cáo tham nhũng nói riêng. Trước đây, Chính phủ có ban hành Nghị định 76 về bảo vệ người tố cáo.
Trên cơ sở này, thời gian qua có thể nói việc bảo vệ người tố cáo đã được các cấp ngành, cơ quan rất quan tâm nhưng dù sao vẫn phải thừa nhận là việc này chưa được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ khiến người tố cáo chưa an tâm.
Chúng tôi đang tiếp tục triển khai những chủ trương đặc biệt, quan tâm hơn nữa trong vấn đề này để phát huy vai trò của toàn dân trong công tác PCTN, khuyến khích người dân mạnh dạn hơn trong việc đấu tranh với tham nhũng.
Các đại biểu nước ngoài cho rằng cách tiếp cận của VN đối với vấn đề PCTN còn chưa mạnh mẽ?
- Có thể thấy rằng về mặt chiến lược, chúng ta có quyết tâm rất cao trong việc xây dựng thể chế, luật hóa việc PCTN. Chúng ta cũng đưa ra 9 giải pháp cụ thể để triển khai các chủ trương này. Nhưng qua đánh giá, một vài giải pháp trong số này còn mang tính hình thức, chưa được thực hiện triệt để, đến nơi đến chốn.
Nhiều ý kiến cho rằng đây đã là cuộc đối thoại lần thứ 11 nhưng kết quả PCTN của chúng ta đạt được không có nhiều bước tiến, ông nghĩ sao?
- Công cuộc PCTN diễn ra trên toàn cầu và đều rất khó khăn chứ không chỉ riêng ở VN. Chính phủ cũng đã nhận thấy nhiều hạn chế, khuyết điểm trong cuộc chiến cam go này và đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục. Băn khoăn của các đại biểu là có cơ sở. Vì vừa qua nhiều giải pháp chúng ta đề ra chưa hiệu quả. Những giải pháp này sẽ được điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Hải Phong (ghi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.