Người dân tộc
-
Ngày 22.4.2017, Báo NTNN/Điện tử Dân Việt và các nhà hảo tâm đã tới thăm và tặng quà từ thiện tại trường Tiểu học Cồn Huốt, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
-
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nắm vững kỹ thuật, Ha Hang, người dân tộc K’Ho, xã Đasar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá nhờ trồng hoa màu theo hướng công nghệ cao (CNC).
-
Theo bạn lên Tịnh Biên (An Giang), tôi thích mắt với những hàng thốt nốt. Đã mắt nhất là những “rừng” thốt nốt rộng lớn. Cây cao vời vợi chùm lá xòe như chiếc dù làm xinh đẹp cả một vùng bán sơn địa biên thùy. Nhưng khoái nhất là những dãy hàng quán “Thốt nốt lạnh”.
-
Đã 83 tuổi nhưng lão nông Chau Donl, người dân tộc Khmer ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang), không để con cháu chăm lo cung phụng, trái lại ông còn tiên phong lên đỉnh núi Cấm để lập vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao. Mảnh vườn của ông Chau Donl ở cheo leo trên đồi 825 của ấp Vồ Bà, xã An Hảo.
-
Hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang có hàng chục ngàn cây thốt nốt. Hiện tại, người làm nghề lấy nước thốt nốt nấu đường ở vùng Bảy Núi này đang vào mùa nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
-
Cộng đồng người dân tộc Ba Na coi cúng rẫy là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh, cầu mong trời đất phù hộ cho mưa thuận, gió hòa để sản xuất được thắng lợi.
-
Nguồn nước chủ yếu để trồng lúa Nàng Nhen hiện nay vẫn như hàng trăm năm về trước là nước trời (nước mưa) không bị ô nhiễm, lại không dùng phân hóa học hay thuốc trừ sâu, nên lúa Nàng Nhen được xem là “gạo siêu sạch”, nổi tiếng ngon cơm và rất thơm.
-
Tay máy Paullevrier đã ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng trong chuyến "phượt" Hà Giang của mình.
-
Người Mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu, thối hay bị cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông.
-
Từ cuộc sống chật vật, bao năm quanh quẩn với việc phát nương rẫy, trỉa vài thúng ngô, lúa thì nay ông Mai Hoa Sen (71 tuổi), ở bản Ka Hẹp, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, đã có thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng từ việc trồng rừng kết hợp chăn nuôi.